Kiểm tra mắt định kỳ: Từ bỏ cặp kính cận dày cộp để chuyển sang sử dụng kính áp tròng không có nghĩa là các vấn đề về mắt của bạn đều đã được giải quyết. Đối với những người sử dụng kính áp tròng cận thường xuyên, kiểm tra mắt định kỳ là một điều bắt buộc.
Bảo vệ mắt khỏi nước: Bạn cần lưu ý tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi bơi hay khi tắm. Đeo kính áp tròng khi bơi làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, vi khuẩn hay các vi sinh vật gây hại khác.
Vệ sinh tay: Khi đeo kính áp tròng, bạn cần lưu ý rửa sạch tay với xà phòng và để khô trước khi dùng ngón tay để đeo kính. Bàn tay bạn chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm mắt, do đó bạn cần hết sức chú ý khi dùng tay không để mang kính áp tròng.
Vệ sinh kính áp tròng: Tuyệt đối không sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày để vệ sinh kính áp tròng, bởi trong nước có thể có các vi sinh vật gây viêm nhiễm mắt và suy giảm thị lực. Bạn nên sử dụng nước ngâm và nước rửa chuyên dụng để vệ sinh kính áp tròng.
Trang điểm mắt: Khi đã đeo kính áp tròng, bạn cần trang điểm mắt cẩn thận sao cho kính áp tròng không tiếp xúc với các mỹ phẩm. Bạn cũng nên tháo kính áp tròng trước khi tẩy trang.
Đi đường: Khi đi đường bằng xe máy hoặc các loại xe trần khác, bạn nên đeo kính gọng thay vì kính áp tròng, hoặc đeo thêm kính râm ngoài kính áp tròng. Đó là bởi bụi bẩn có thể gây dị ứng mắt khi bạn đeo kính áp tròng.
Nấu nướng: Khi nấu ăn, đặc biệt là khi nướng thịt ngoài trời, bạn nên cố gắng tránh xa ngọn lửa. Sức nóng của lửa có thể làm kính áp tròng bị chảy, gây mất thị giác tạm thời hoặc thậm chí mù lòa vĩnh viễn./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch) boldsky