Mẹo đơn giản giúp sưởi ấm bàn chân lạnh vào mùa đông

Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến lạnh bàn chân tay là do 'khí huyết trong cơ thể không được lưu thông'. Xoa bóp bằng dầu, ngâm chân, tập thể dục, đi tất,... là những mẹo đơn giản có thể giúp sưởi ấm bàn chân.

Dầu xoa bóp: Theo một nghiên cứu, việc bôi một số loại dầu như dầu mù tạt, dầu ô liu, dầu mè và dầu hạt hướng dương có thể mang lại cảm giác thoải mái. Điều này là do đặc tính chống viêm của dầu giúp thúc đẩy quá trình “sửa chữa” hàng rào bảo vệ da và cung cấp máu cho khu vực chân bị lạnh.

Dầu xoa bóp: Theo một nghiên cứu, việc bôi một số loại dầu như dầu mù tạt, dầu ô liu, dầu mè và dầu hạt hướng dương có thể mang lại cảm giác thoải mái. Điều này là do đặc tính chống viêm của dầu giúp thúc đẩy quá trình “sửa chữa” hàng rào bảo vệ da và cung cấp máu cho khu vực chân bị lạnh.

Cách thực hiện: Lấy một chút dầu mè (hoặc dầu mù tạt, dầu ô liu) và sau đó làm ấm chúng. Thoa dầu lên bàn chân, massage nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút rồi đi tất chất liệu cotton. Áp dụng phương pháp này trước khi đi ngủ vì nó có thể giúp sưởi ấm bàn chân của bạn.

Cách thực hiện: Lấy một chút dầu mè (hoặc dầu mù tạt, dầu ô liu) và sau đó làm ấm chúng. Thoa dầu lên bàn chân, massage nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút rồi đi tất chất liệu cotton. Áp dụng phương pháp này trước khi đi ngủ vì nó có thể giúp sưởi ấm bàn chân của bạn.

Ngâm chân nước ấm: Trước khi đi ngủ khoảng 10 phút, ngâm chân trong chậu nước ấm khoảng 50 - 60 độ C pha thêm chút muối biển, nó sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn, da mịn màng, làm ấm chân trong thời tiết lạnh và giúp bạn dễ ngủ hơn.

Ngâm chân nước ấm: Trước khi đi ngủ khoảng 10 phút, ngâm chân trong chậu nước ấm khoảng 50 - 60 độ C pha thêm chút muối biển, nó sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn, da mịn màng, làm ấm chân trong thời tiết lạnh và giúp bạn dễ ngủ hơn.

Uống trà gừng: Gừng được biết đến rộng rãi với tác dụng tăng thân nhiệt. Các polyphenol trong gừng hoạt động như một thành phần tự nhiên, giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Gừng có thể thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh.

Uống trà gừng: Gừng được biết đến rộng rãi với tác dụng tăng thân nhiệt. Các polyphenol trong gừng hoạt động như một thành phần tự nhiên, giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Gừng có thể thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh.

Tập thể dục: Để làm ấm cơ thể, bạn có thể làm một việc đơn giản nhất là vận động cơ thể bằng những động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, nhảy dây. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và bàn chân sẽ được giữ ấm suốt cả ngày.

Tập thể dục: Để làm ấm cơ thể, bạn có thể làm một việc đơn giản nhất là vận động cơ thể bằng những động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, nhảy dây. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và bàn chân sẽ được giữ ấm suốt cả ngày.

Bổ sung thực phẩm giàu calo và chất béo: Mùa đông nên tăng cường đồ ăn có nhiều calo và chất béo để cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, từ đó sản sinh nhiệt lượng sưởi ấm cơ thể. Nên bổ sung những thực phẩm nóng như: Thịt bò, thị dê,...

Bổ sung thực phẩm giàu calo và chất béo: Mùa đông nên tăng cường đồ ăn có nhiều calo và chất béo để cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, từ đó sản sinh nhiệt lượng sưởi ấm cơ thể. Nên bổ sung những thực phẩm nóng như: Thịt bò, thị dê,...

Tắm nắng: Y học Trung Quốc cho rằng, cơ thể con người nên tăng thêm phần khí dương bằng cách tắm nắng. Thời gian tốt nhất cho việc tắm nắng là vào buổi chiều từ 16 đến 18 giờ chiều, mỗi lần khoảng nửa giờ. Ngoài ra, trong khi tắm nắng có thể massage xoa bóp khắp cơ thể, giúp điều chỉnh phần tạng phủ trong cơ thể.

Tắm nắng: Y học Trung Quốc cho rằng, cơ thể con người nên tăng thêm phần khí dương bằng cách tắm nắng. Thời gian tốt nhất cho việc tắm nắng là vào buổi chiều từ 16 đến 18 giờ chiều, mỗi lần khoảng nửa giờ. Ngoài ra, trong khi tắm nắng có thể massage xoa bóp khắp cơ thể, giúp điều chỉnh phần tạng phủ trong cơ thể.

Đeo tất chân khi ngủ: Khi ngủ bàn chân dễ bị lạnh nhất, nên mang tất ấm khi đi ngủ, để tránh cho đôi bàn chân bị lạnh ban đêm.

Đeo tất chân khi ngủ: Khi ngủ bàn chân dễ bị lạnh nhất, nên mang tất ấm khi đi ngủ, để tránh cho đôi bàn chân bị lạnh ban đêm.

Thử ăn cay: Khi bạn ăn các loại thực phẩm có nhiều gia vị cay, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên. Ớt có nhiều vitamin A và C, giúp tăng cường sức mạnh cho động mạch và các mạch máu khác, có thể ngăn ngừa chứng tê lạnh tay chân vì tuần hoàn kém.

Thử ăn cay: Khi bạn ăn các loại thực phẩm có nhiều gia vị cay, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên. Ớt có nhiều vitamin A và C, giúp tăng cường sức mạnh cho động mạch và các mạch máu khác, có thể ngăn ngừa chứng tê lạnh tay chân vì tuần hoàn kém.

Mặc quần áo rộng: Dây thắt lưng, tất chân, hoặc cạp quần chật sẽ dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, cơ thể có thể bị lạnh hơn.

Mặc quần áo rộng: Dây thắt lưng, tất chân, hoặc cạp quần chật sẽ dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, cơ thể có thể bị lạnh hơn.

Dùng túi sưởi: Hiện nay, có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ làm ấm chân tay và túi sưởi cũng đã trở thành vật dụng khá quen thuộc. Nếu chân quá lạnh, bạn hãy dùng túi sưởi để giữ ấm đôi bàn chân của mình nhé. Ảnh: Internet.

Dùng túi sưởi: Hiện nay, có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ làm ấm chân tay và túi sưởi cũng đã trở thành vật dụng khá quen thuộc. Nếu chân quá lạnh, bạn hãy dùng túi sưởi để giữ ấm đôi bàn chân của mình nhé. Ảnh: Internet.

Mời độc giả theo dõi video "Ấm lòng bánh mì thanh long hỗ trợ người nông dân lúc khó khăn". Nguồn: VTV24.

Thảo Nguyên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/meo-don-gian-giup-suoi-am-ban-chan-lanh-vao-mua-dong-1483710.html