Miệt mài 'cõng' chữ lên non

Phần lớn học sinh của Trường THPT Dân tộc Nội trú Ninh Bình có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bởi vậy, các em không có đủ điều kiện về thiết bị, công nghệ để tham gia học trực tuyến trong những ngày nghỉ dài. Từ khó khăn đó, những ngày qua, các thầy, cô giáo Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Bình đã miệt mài biên soạn, chắt lọc những kiến thức cơ bản để in thành tài liệu và mang đến tận nhà cho các học trò, giúp các em nâng cao ý thức tự học, tự củng cố kiến thức mà các em đã được học.

Các thầy, cô giáo Trường THPT Dân tộc Nội trú Ninh Bình đến tận nhà hướng dẫn học sinh ôn bài.

Hai chị em ĐinhThị Minh Anh và Đinh Thị Minh ánh ở bản Nga 2, xã Cúc Phương là hai chị em sinhđôi, hiện nay đang học lớp 10C, Trường THPT Dân tộc nội trú. Những ngày đượcnghỉ học do dịch bệnh Covid-19, phần nhiều thời gian trong ngày hai em theo bố mẹlên rẫy để trồng ngô. Mặc dù thế, hai em luôn tranh thủ thời gian để ôn bài,làm các bài tập mà thầy cô giáo đã mang đến tận nhà và hướng dẫn cặn kẽ các emtự ôn luyện. “Trước sự nhiệt tình, tâm huyết của thầy cô, chúng em càng thêmnghị lực, quyết tâm để học tập cho thật tốt. Hàng ngày, bên cạnh việc giúp đỡgia đình việc nhà, hai chị em luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi để ôn bài theochương trình mà thầy cô hướng dẫn, cố gắng hoàn thành bài tập mà thầy cô mangđến tận nơi. ở phần bài tập mà thầy giao hôm trước này, chỉ có một câu nho nhỏlà em chưa tìm được lời giải. Hôm nay là ngày thầy, cô giáo đến để kiểm tra bàitập cũ và giao thêm bài mới, em sẽ nhờ thầy cô giảng thêm ở những phần mà emchưa hiểu kỹ… Với việc được các thầy cô đến tận nơi hướng dẫn, động viên ônbài, chúng em cảm thấy rất vui và thêm gắn bó với trường lớp, với thầy cô”-Minh Anh chia sẻ.

Gần 1 giờ chiều,thầy giáo Vũ Đình Huân và hai cô giáo có mặt tại nhà hai em Minh Anh, Minh ánh.Theo lời thầy giáo Vũ Đình Huân, thời điểm này bà con các xã vùng cao đang vàovụ trồng ngô, sắn. Được nghỉ học, nên các em cũng phải đi làm phụ giúp giađình, vì thế các thầy, cô giáo phải đi vào khoảng thời gian giữa trưa và đâùgiờ chiều thì mới gặp được các em ở nhà. Các giáo viên phụ trách sẽ đến tận nhàvà hướng dẫn các em tự học, tự ôn lại kiến thức đã học, đồng thời phát cácphiếu bài tập để các em vận dụng, thực hành. Sau các buổi được thầy, cô hướngdẫn, các em đã chú ý và đưa việc tự học dần đi vào nề nếp, được các bậc phụhuynh ủng hộ nhiệt tình.

Bà Đinh Thị Tịnh,mẹ của hai em Minh Anh, Minh ánh cho biết, vợ chồng bà sinh được 5 người con,hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hàng ngày, vợ chồng bà đi làm thuê, ai thuê gì làmnấy, song thu nhập bấp bênh vì không đều việc… Mong muốn của chúng tôi là các con được học hànhđể thoát nghèo. Biết chữ, giỏi chữ không chỉ giúp các con có cơ hội vươn lêntrong cuộc sống mà quan trọng hơn nữa, việc học chữ còn giúp các con hiểu cáchlàm người. Bởi vậy, mặc dù còn nghèo, song chúng tôi vẫn quyết tâm cho con đếntrường. Tôi hy vọng các cháu học thật giỏi, để sau này không phải vất vả nhưcha mẹ mình và làm được những việc ý nghĩa như các thầy cô giáo: đưa chữ về vơíđồng bào của mình.

Cô giáo Đinh ThịNgoan, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú Ninh Bình cho biết: Thời điểmnày, sau thời gian nghỉ Tết, các em lại tiếp tục nghỉ dài ngày để phòng chốngdịch bệnh Covid- 19. Các em nghỉ học dài ngày, nhưng không có nhiều học sinh cóđủ các thiết bị, công nghệ để tham gia học trực tuyến, vì vậy Ban giám hiệu nhàtrường đã xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thầy, cô giáophụ trách từng địa bàn đến nhà các em học sinh, nhất là các em cần phụ đạo đểhướng dẫn các em ôn luyện, củng cố kiến thức và đặc biệt là tạo cho các em cảmgiác phấn khởi, hào hứng và gắn bó với thầy cô, bạn bè, trường lớp. Cũng trongnhững buổi gặp gỡ học sinh, thầy cô sẽ nắm bắt tâm tư, tình cảm và suy nghĩ củacác em để kịp thời tư vấn, động viên. Đối với học sinh lớp 12, thầy cô độngviên, phân tích để các em đề cao tinh thần phòng dịch bệnh, nhưng không quáhoang mang, lo lắng để giữ tinh thần lạc quan, chủ động ôn bài, chuẩn bị tốtnhất cho các kỳ thi sắp tới.

Được biết, có khánhiều học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú Ninh Bình thuộc diện hộ nghèo, cậnnghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến từ các xã vùng cao còn khó khănnhư: Cúc Phương, Kỳ Phú, Quảng Lạc, Thạch Bình… Bởi vậy, việc vận động các emđến trường, không bỏ học giữa chừng là nhiệm vụ nhà trường thực hiện thườngxuyên, liên tục từ nhiều năm qua. Sự tận tụy, miệt mài và đam mê với sự nghiệptrồng người của các thầy, cô giáo Trường THPT Dân tộc Nội trú Ninh Bình đã gópphần ươm mầm và khơi dậy khát vọng vươn lên của các thế hệ học trò vùng cao.Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng không còn, đặc biệt tỷ lệhọc sinh tham gia xét tuyển và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đã tăng lên45% trong năm học vừa qua.

Bài, ảnh: ĐàoHằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/miet-mai-cong-chu-len-non-20200224083541538p4c31.htm