Mồng tơi được xem như rau vua, nhưng ăn kiểu này như uống thuốc độc
Mồng tơi mát và mùa hè nóng nực nó được xem như thứ rau vua vì ngon lại rẻ, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn loại rau này.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mồng tơi mát và mùa hè nóng nực nó được xem như thứ rau vua.
Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.
Rau mồng tơi còn có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất Acid folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống.
Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.
Có thể thấy, mồng tơi là loại rau rất bổ dưỡng và hữu dụng. Tuy nhiên, có một số người nên thận trọng khi ăn loại rau phẩm này để tránh mang họa vào người.
Những người không nên ăn mồng tơi
Những người hấp thu kém không nên ăn rau mồng tơi bởi mồng tơi chứa hàm lượng cao acid oxalic (một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi) khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Những người mới lấy cao răng không nên ăn mồng tơi trong 1-2 tuần bởi rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do acid oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước
Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi bởi rau mồng tơi chứa nhiều purin, đó là khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe.
Hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận.
Các acid oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Người đau dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.
Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng: Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mồng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng chính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Những đại kị khi ăn rau mùng tơi
Ăn rau mồng tơi chưa chín kỹ
Chúng ta phải áp dụng “ăn chín uống sôi” với không chỉ thịt, cá, trứng mà với cả rau, cụ thể chính là rau mồng tơi có cấu trúc nhớt và cứng.
Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng từ đó giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn; đồng thời hạn chế tình trạng bị đầy bụng, đau bụng do khó tiêu và các bệnh liên quan đến tiêu hóa khác.
Ăn canh rau mồng tơi để qua đêm
Vốn dĩ trong rau mồng tơi đã chứa lượng lớn nitrat, nếu để món canh rau mồng tơi qua đêm thì chúng sẽ biến đổi thành nitrite - chất có nguy cơ gây ung thư, ngộ độc, rất ảnh hưởng tới sức khỏe nếu thói quen này không được loại bỏ.
Ăn quá nhiều rau mồng tơi
Rau mồng tơi bên cạnh tác dụng như: Cải thiện hệ tiêu hóa, làm mát cơ thể,.. Nhưng nếu ăn quá nhiều chắc chắn sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Bản thân rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao acid oxalic nên khuyến cáo chỉ ăn khoảng 2 lần trong tuần.
Theo trang sức khỏe vinmec.com: "Chất hóa học này có thể liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các dinh dưỡng quan trọng khác, từ đó cơ thể sẽ thiếu chất và suy yếu.
Không nên kết hợp mồng tơi với thịt bò
Trong nấu ăn, nếu có thịt bò thì không có rau mồng tơi và ngược lại. Đây là điều tiên quyết bởi sự kết hợp của chúng khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn và người bị bệnh như táo bón sẽ không được cải thiện.