Một năm sau thí điểm tại sông Tô Lịch, công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản bây giờ ra sao?

Với thành tích đạt được trong việc dùng công nghệ Nano-Bioreactor xử lý ô nhiễm tại Tô Lịch và Hồ Tây, đến nay tròn 1 năm nhưng sự kiện vẫn luôn được quan tâm của dư luận.

Cách đây tròn 1 năm, vào ngày 16/5/2019, Đoàn chuyên gia Nhật Bản và Công ty JVE đã tiến hành thực hiện Dự án tài trợ thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Kết thúc thí điểm, đoàn Chuyên gia Nhật Bản đã công bố Giải pháp xử lý nước thải tại chỗ từ các cống trước khi xả thải ra sông để xử lý cả sông Tô Lịch bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản sẽ gồm 2 nhóm:

Nhóm 1: Hệ thống Nano-Bioreactor xử lý nước thải tại chỗ trong ngày (24h) tại bể ngầm ở các cống rồi mới xả vào sông nước sau xử lý đạt QCVN, là nguồn cấp nước bổ cập tại chỗ cho sông Tô Lịch.

Nhóm 2: Hệ thống Nano-Bioreactor xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch.

Như vậy, giải pháp này sẽ đảm bảo nước thải từ các cống sẽ được xử lý tại chỗ tại bể ngầm dưới đất bằng hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 1 tạo ra nước đạt QCVN rồi mới chảy vào sông Tô Lịch. Trong trường hợp phát sinh nước thải tràn vào lòng sông thì vẫn có hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 2 đặt ở giữa sông (có tính toán hợp lý, khoa học theo công thức tính toán của phát minh tại Nhật Bản). Ngoài nhiệm vụ xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, sẽ xử lý tiếp khâu phát sinh này và tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch. Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, có điều khiển đáp ứng cả khi có mưa bão lớn.

Theo một số chuyên gia: Nếu áp dụng xử lý tại bể ngầm mà không dùng công nghệ Nano của Nhật rất khó khả thi. Công nghệ xử lý nước thải thông thường không phân hủy được bùn hữu cơ, mà phải dùng các bể lắng ly tâm để hút bùn ra và cuối cùng là ép bùn cơ học ở công đoạn cuối.

Nếu áp dụng tại các bể ngầm tại các cống thì bài toán xử lý ép bùn rất khó khả thi. Sở dĩ, chuyên gia Nhật Bản vừa rồi họ đưa ra giải pháp xử lý bằng bể ngầm tại các cống là do Công nghệ Nano của Nhật Bản phân hủy được bùn hữu cơ nên gần như không còn bùn trong các bể xử lý thì mới xử lý tại chỗ được.

Từ đó đến nay, đã tròn 1 năm, dư luận quan tâm về việc sau khi kết thúc thí điểm tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây thì hiện nay Công nghệ có được triển khai tại đâu hay không?

Theo thông tin từ JVE, sau khi thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, đơn vị này đã triển khai mở rộng tại một số tỉnh không chỉ trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm sông hồ mà còn trong lĩnh vực xử lý nước thải trong nhà máy, tại các khu công nghiệp, ở các trang trại chăn nuôi và cả các đầm nuôi tôm tại một số tỉnh.

Dưới đây là một trong các dự án đã xử lý thành công thời gian vừa qua tại dự án xử lý nước thải Công nghiệp có nồng độ ô nhiễm hơn rất nhiều lần sông Tô Lịch và Hồ Tây.

 Ảnh trước xử lý, mùi hôi thối nồng nặc (chỉ số mùi: 999)

Ảnh trước xử lý, mùi hôi thối nồng nặc (chỉ số mùi: 999)

Ảnh chỉ số mùi hôi thối giảm xấp xỉ 1000 lần từ 999 về 1 sau 10 ngày xử lý

Ảnh chỉ số mùi hôi thối giảm xấp xỉ 1000 lần từ 999 về 1 sau 10 ngày xử lý

Trước khi áp dụng Công nghệ Nano mùi tại bờ hồ trung hòa là rất nồng nặc, nhưng chỉ sau 3 ngày vận hành hệ thống máy Nano thì mùi tại bờ hồ trung hòa khu vực xử lý đo bằng thiết bị đo mùi chuyên dụng của Nhật Bản đã giảm mạnh theo từng ngày.

Sau khoảng 10 ngày thì giá trị mùi đã giảm nhiều nhất khoảng 1000 lần (999 giảm về 1), mùi đã giảm rõ rệt cả về cảm quan lẫn định lượng qua con số thực tế.

Mùi hôi thối phát sinh và hiệu quả từ việc sục khí nano

Chuyên gia kỹ thuật của JVE cho biết: “Nước thải mới chảy đến không phải là tác nhân gây ra mùi hôi thối ngay. Căn nguyên mùi hôi thối là do chất hữu cơ, lớp bùn tầng đáy tích tụ trong môi trường yếm khí và sinh ra các khí độc như H2S, NH3, CH4 và chính các khí này bốc lên tạo ra mùi hôi thối và bọt sủi tăm lên mặt nước.

Do vậy, không phải cứ sục khí đưa oxy vào bằng máy sục khí thông thường là khử được mùi hôi thối. Mấu chốt nằm ở chỗ, chúng ta đưa oxy vào nhưng oxy đó phải tồn tại lâu được dưới tầng đáy thì mới phân hủy được các khí gây ra mùi ở trên”.

Sục khí thông thường: Tạo ra bọt khí chỉ to tồn tại khoảng 5 giây là nổi lên mặt nước và vỡ ra. Do vậy, bọt khí thông thường không tồn tại ở dưới đáy được nên không phản ứng được với các khí gây ra mùi thôi hối ở tầng bùn đáy. Nếu sục khí thông thường thì càng sục càng hôi thối vì các khí độc chưa được phân hủy và bay lên. Còn sục khí nano thì càng sục càng hết mùi nhanh chóng.

Sục khí Nano: Tạo ra bọt khí siêu nhỏ kích thước nano (đường kính

Mô phỏng so sánh sự khác nhau giữa sục khí thông thường và sục khí nano

Mô phỏng so sánh sự khác nhau giữa sục khí thông thường và sục khí nano

Công nghệ Nano Nhật Bản có oxy hóa được chất hữu cơ không?

Theo chuyên gia kỹ thuật của JVE, Công nghệ sục khí Nano của Nhật Bản với nguyên lý tạo ra sóng siêu âm, bắn phá điện li phân tử nước tạo ra các gốc hydroxyl (•OH) hay đơn giản gọi là OH- là gốc oxy hóa mạnh hơn cả O3 (ozon) và H2O2. Gốc tự do OH- này có thể oxy hóa thành tế bào của cả những chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học, rồi sau đó vi sinh vật được kích hoạt “ăn” chất ô nhiễm hữu cơ.

Hình 4-Ảnh trước xử lý, chất hữu cơ váng xanh nổi trắng mặt hồ trung hòa

Hình 4-Ảnh trước xử lý, chất hữu cơ váng xanh nổi trắng mặt hồ trung hòa

Ảnh sau xử lý 2 tuần, toàn bộ lượng chất hữu cơ váng xanh đã bị phân hủy

Ảnh sau xử lý 2 tuần, toàn bộ lượng chất hữu cơ váng xanh đã bị phân hủy

Đồ thị chỉ tiêu ô nhiễm nước COD giảm mạnh 80% sau hơn 2 tuần xử lý

Đồ thị chỉ tiêu ô nhiễm nước COD giảm mạnh 80% sau hơn 2 tuần xử lý

Và kết quả thực tế ở trên có thể thấy, tại dự án này chất hữu cơ như váng xanh nổi trắng mặt hồ trung hòa nhưng bị phân hủy chỉ sau 2 tuần hoàn toàn bằng nguyên lý công nghệ sục khí Nano mà không cần sử dụng hóa chất và thể hiện qua cả chỉ số ô nhiễm COD.

Dòng sông, hồ ô nhiễm như cơ thể sống bị ung thư, cần xử lý tận gốc tế bào ung thư bên trong cơ thể sống.

Chuyên gia kỹ thuật JVE cho hay: “Chúng ta hình dung như cơ thể đang bị ung thư ở bên trong, nhưng chúng ta nghĩ rằng “nguồn” gây bệnh ung thư chính là “cửa miệng” do ăn các thức ăn như rau nhiễm hóa chất, thịt bẩn, thực phẩm bẩn qua “cửa miệng” nên cần chỉ cần “chặn” thực phẩm bẩn lại bằng cách từ ngày mai chúng ta không ăn thực phẩm bẩn nữa nhưng thử hỏi, tế bào ung thư đã hình thành trong cơ thể có tự mất đi không? Rõ ràng là không.

Như hình ảnh hồ trung hòa đang ô nhiễm nặng ở trên cũng vậy. Nó là cơ thể sống đã bị ung thư nên nếu chỉ thu gom ngăn nước thải không cho chảy vào bên trong thì rõ ràng các chất ô nhiễm hữu cơ nổi váng trên mặt hồ sẽ không thể tự bị phân hủy và hết ô nhiễm được mà cần có công nghệ nano trực tiếp vào bên trong để xử lý các tế bào ung thư đó và kết quả chúng ta đã nhìn thấy là lớp váng hữu cơ đã tan hết và mùi hôi thối không còn nữa.

Do vậy, khi sông, hồ đang bị ô nhiễm tức cơ thể sống đang bị ung thư thì nếu chỉ thu gom bên ngoài không thôi thì chưa đủ mà cần áp dụng giải pháp công nghệ để xử lý tận gốc ô nhiễm trong lòng sông hồ (tức xử lý tận gốc triệt để tế bào ung thư đã hình thành trong cơ thể sống) thì mới hết được ung thư ở bên trong.

Công nghệ Nano Nhật Bản sẽ “cứu” được Kênh hào thành cổ Vinh?

Thời gian qua, Kênh hào thành cổ Vinh, TP Vinh (Nghệ An) ô nhiễm làm đảo lộn cuộc sống của người dân ở khu vực lân cận. Cụ thể, Quần thể di tích thành cổ Vinh kiến thiết theo hình lục giác, được xây dựng năm 1831. Hào bao quanh thành cổ sâu 3m, rộng 28m. Trước năm 2018, hào thành cổ Vinh được bao phủ bởi bèo, rác thải. Sau đó, hào được nạo vét, xây dựng tường chắn dọc hai bờ mương, có tuyến cống bao thu gom nước thải...Công trình từng được kỳ vọng sẽ cải thiện môi trường, tạo diện mạo mới cho di tích hào thành cổ Vinh. Thế nhưng dù đã được cải tạo nhưng kênh hào vẫn đầy rác và mùi hôi, chưa có cách khắc phục.

Đến nay, dòng nước ở đây vẫn đen ngòm, đóng váng, rác thải ứ đọng, bốc mùi hôi thối, cá chết phơi mình. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại kênh này ngày càng nặng nề, ảnh hưởng đến hàng ngàn người dân sống quanh đây.

Bùn thải bồi lắng ở kênh hào thành cổ Vinh (Ảnh chụp ngày 28/12/2019)

Bùn thải bồi lắng ở kênh hào thành cổ Vinh (Ảnh chụp ngày 28/12/2019)

Với trường hợp Kênh hào thành cổ Vinh, chuyên gia kỹ thuật của JVE cho biết: Trường hợp Kênh hào Thành cổ Vinh đã xử lý thu gom tức mới là xử lý ở phía bên ngoài, đưa nước thải về Nhà máy xử lý tập trung. Nếu việc thu gom đó làm trước khi Kênh Hào bị ô nhiễm (tức trước khi cơ thể sống bị ung thư) thì có thể xử lý được. Tuy nhiên, việc xây cống bao thu gom là sau khi Kênh hào bị ô nhiễm (tức sau khi cơ thể sống đã bị ung thư, đã hình thành tế bào ung thư ở bên trong), chỉ thu gom thôi thì chưa đủ, nếu như không có giải pháp như áp dụng công nghệ sục khí nano để phân hủy toàn bộ chất ô nhiễm, bùn hữu cơ tích tụ và các khí độc như H2S, NH3, CH4. Ngay cả việc nạo vét cơ học ở bên trong nếu có thực hiện cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề ô nhiễm và mùi hôi thối và một thời gian sau lại bị tái ô nhiễm và tầng bùn đáy lại tích tụ.

Thời gian tới, Chúng tôi sẽ đề xuất với tỉnh Nghệ An áp dụng công nghệ Nano để “cứu” kênh hào Thành cổ Vinh. Từ đó, thì mùi hôi thối chỉ 3 ngày sẽ giảm gần như không còn và một thời gian sau chất ô nhiễm và tầng bùn hữu cơ sẽ bị phân hủy, nước sẽ trong trở lại”, Chuyên gia kỹ thuật JVE cho hay”,

Khu thí điểm Hồ Tây sau 1 năm xử lý: Nước trong, cá sống tốt.

Ảnh khu thí điểm Hồ Tây ngày 15.5.2020

Ảnh khu thí điểm Hồ Tây ngày 15.5.2020

Hiện nay ở Hồ Tây vẫn duy trì Công nghệ Nano-Bioreactor với 02 máy Nano và các tấm Bioreactor đặt chìm ở dưới lòng Hồ từ thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, theo Chuyên gia Nhật Bản, sau một thời gian nước đã được xử lý đạt QCVN thì không cần vận hành máy nano 24/24h như ban đầu nữa, mà chỉ cần vận hành 6/24h vào ban tối khi hàm lượng oxy hòa tan DO xuống thấp hoặc hoàn toàn không cần vận hành (0/24h) máy nano tùy vào tình trạng nước trong khu xử lý.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/mot-nam-sau-thi-diem-tai-song-to-lich-cong-nghe-nano-bioreactor-nhat-ban-bay-gio-ra-sao-d157399.html