Một số hiện vật và tư liệu quý tại Bảo tàng Tình báo quốc phòng Việt Nam

Bảo tàng Tình báo quốc phòng Việt Nam hiện trưng bày hàng ngàn hình ảnh, tư liệu và hiện vật về lịch sử truyền thống hơn 77 năm của Ngành tình báo quốc phòng gắn với chiến công xuất sắc của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ tình báo trong các cuộc kháng chiến và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Trụ sở mới của Bảo tàng Tình báo quốc phòng Việt Nam (Tổng cục II). Công trình được khánh thành vào tháng 10/2020, chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của lực lượng tình báo quốc phòng Việt Nam.

Trụ sở mới của Bảo tàng Tình báo quốc phòng Việt Nam (Tổng cục II). Công trình được khánh thành vào tháng 10/2020, chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của lực lượng tình báo quốc phòng Việt Nam.

Tình báo quốc phòng luôn làm theo lời dạy, lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Tình báo quốc phòng luôn làm theo lời dạy, lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Bức phù điêu được đặt trang trọng trong phòng khánh tiết của Bảo tàng, với hình tượng Bác Hồ trong Chiến dịch Biên giới, khái quát hóa tư tưởng của Người về tình báo quốc phòng - tình báo là tai mắt của Đảng, quân đội; phản ánh truyền thống “Trung dũng kiên cường, độc lập sáng tạo, bí mật khôn khéo, đoàn kết quyết thắng” của Ngành.

Bức phù điêu được đặt trang trọng trong phòng khánh tiết của Bảo tàng, với hình tượng Bác Hồ trong Chiến dịch Biên giới, khái quát hóa tư tưởng của Người về tình báo quốc phòng - tình báo là tai mắt của Đảng, quân đội; phản ánh truyền thống “Trung dũng kiên cường, độc lập sáng tạo, bí mật khôn khéo, đoàn kết quyết thắng” của Ngành.

Chủ đề “Tình báo quốc phòng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)” - một trong những chủ đề trưng bày chính tại Bảo tàng.

Chủ đề “Tình báo quốc phòng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)” - một trong những chủ đề trưng bày chính tại Bảo tàng.

Máy ảnh của nhà tình báo nổi tiếng - “điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn. Ông từng sử dụng chiếc máy ảnh này để tác nghiệp báo chí và chụp nhiều tài liệu nguyên bản gửi về trung tâm chỉ huy trong giai đoạn 1965-1968.

Máy ảnh của nhà tình báo nổi tiếng - “điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn. Ông từng sử dụng chiếc máy ảnh này để tác nghiệp báo chí và chụp nhiều tài liệu nguyên bản gửi về trung tâm chỉ huy trong giai đoạn 1965-1968.

Điệp viên Phạm Xuân Ẩn (tức Hai Trung) dưới vỏ bọc phóng viên tạp chí Time tại Sài Gòn, phỏng vấn Tư lệnh vùng 3 chiến thuật trong cuộc hành quân của quân đội VNCH năm 1968.

Điệp viên Phạm Xuân Ẩn (tức Hai Trung) dưới vỏ bọc phóng viên tạp chí Time tại Sài Gòn, phỏng vấn Tư lệnh vùng 3 chiến thuật trong cuộc hành quân của quân đội VNCH năm 1968.

Cặp da của điệp viên Phạm Xuân Ẩn trong thời gian du học ở Mỹ và hoạt động tình báo ở miền Nam Việt Nam từ năm 1957-1975.

Cặp da của điệp viên Phạm Xuân Ẩn trong thời gian du học ở Mỹ và hoạt động tình báo ở miền Nam Việt Nam từ năm 1957-1975.

Tổng bí thư Lê Duẩn nói chuyện với các cán bộ Cục Tình báo (khi ấy thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) vào tháng 6/1971.

Tổng bí thư Lê Duẩn nói chuyện với các cán bộ Cục Tình báo (khi ấy thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) vào tháng 6/1971.

Chiếc xe xích lô này được đồng chí Tôn Minh Lai (Võ Ngọc Minh) sử dụng để đưa đón cán bộ và vận chuyển tài liệu của cách mạng ở Sài Gòn từ năm 1954-1975.

Chiếc xe xích lô này được đồng chí Tôn Minh Lai (Võ Ngọc Minh) sử dụng để đưa đón cán bộ và vận chuyển tài liệu của cách mạng ở Sài Gòn từ năm 1954-1975.

Đồng chí Tôn Minh Lai là giao thông viên thuộc Đoàn 22, Cục Tình báo. Trong vai người đạp xích lô kiếm sống, ông đã vượt qua sự theo dõi gắt gao của mật vụ địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đồng chí Tôn Minh Lai là giao thông viên thuộc Đoàn 22, Cục Tình báo. Trong vai người đạp xích lô kiếm sống, ông đã vượt qua sự theo dõi gắt gao của mật vụ địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Huyền thoại tình báo Phạm Ngọc Thảo (đeo kính đen, đội mũ nồi). Trong ảnh, Đại tá Phạm Ngọc Thảo (trong vỏ bọc sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa) thị sát tình hình và chỉ đạo cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Nguyễn Khánh ở Sài Gòn vào ngày 19/2/1965.

Huyền thoại tình báo Phạm Ngọc Thảo (đeo kính đen, đội mũ nồi). Trong ảnh, Đại tá Phạm Ngọc Thảo (trong vỏ bọc sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa) thị sát tình hình và chỉ đạo cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Nguyễn Khánh ở Sài Gòn vào ngày 19/2/1965.

Cụm tình báo H63 (Phòng tình báo Miền J22) thành lập năm 1962, bám trụ vững chắc ở Củ Chi, cửa ngõ Sài Gòn. Cụm thu được nhiều tin tức, tài liệu có giá trị chiến lược và chiến dịch. Trong ảnh, cán bộ, chiến sĩ của Cụm đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1971.

Cụm tình báo H63 (Phòng tình báo Miền J22) thành lập năm 1962, bám trụ vững chắc ở Củ Chi, cửa ngõ Sài Gòn. Cụm thu được nhiều tin tức, tài liệu có giá trị chiến lược và chiến dịch. Trong ảnh, cán bộ, chiến sĩ của Cụm đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1971.

Cán bộ điệp báo Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc) đã hoạt động nhiều năm tại Phủ Đặc ủy trung ương tình báo VNCH thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Sau này, ông là một chỉ huy xuất sắc trong Ngành tình báo quốc phòng Việt Nam.

Cán bộ điệp báo Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc) đã hoạt động nhiều năm tại Phủ Đặc ủy trung ương tình báo VNCH thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Sau này, ông là một chỉ huy xuất sắc trong Ngành tình báo quốc phòng Việt Nam.

Tình báo quân đội cũng đóng góp đáng kể vào chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972. Đây là máy thu P323 siêu tần số được Cục Tình báo sử dụng để thu tin trong cuộc tập kích của Mỹ vào Hà Nội bằng máy bay ném bom chiến lược B-52.

Tình báo quân đội cũng đóng góp đáng kể vào chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972. Đây là máy thu P323 siêu tần số được Cục Tình báo sử dụng để thu tin trong cuộc tập kích của Mỹ vào Hà Nội bằng máy bay ném bom chiến lược B-52.

Thẻ căn cước được ta làm để trang bị cho đồng chí Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) - Cụm trưởng Cụm tình báo H63, sử dụng tại miền Nam Việt Nam từ năm 1961-1975.

Thẻ căn cước được ta làm để trang bị cho đồng chí Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) - Cụm trưởng Cụm tình báo H63, sử dụng tại miền Nam Việt Nam từ năm 1961-1975.

Đồng chí Nguyễn Thị Ba (thuộc Cụm tình báo H63) sử dụng thẻ căn cước, ví da, ô, và mẹt này để ngụy trang, cất giấu tài liệu trong thời gian làm giao thông viên cho ông Phạm Xuân Ẩn từ năm 1965-1975.

Đồng chí Nguyễn Thị Ba (thuộc Cụm tình báo H63) sử dụng thẻ căn cước, ví da, ô, và mẹt này để ngụy trang, cất giấu tài liệu trong thời gian làm giao thông viên cho ông Phạm Xuân Ẩn từ năm 1965-1975.

Bằng lái xe quân sự được quân đội Sài Gòn cấp cho đồng chí Nguyễn Văn Minh (điệp viên H3) trong vai trò thượng sĩ làm việc tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu VNCH từ năm 1966-1975.

Bằng lái xe quân sự được quân đội Sài Gòn cấp cho đồng chí Nguyễn Văn Minh (điệp viên H3) trong vai trò thượng sĩ làm việc tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu VNCH từ năm 1966-1975.

Các cán bộ chủ chốt trong Lưới điệp báo H10-A22 hoạt động tại Phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn. Đồng chí Vũ Ngọc Nhạ - “Ông cố vấn”, là người thứ 2 từ trái sang.

Các cán bộ chủ chốt trong Lưới điệp báo H10-A22 hoạt động tại Phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn. Đồng chí Vũ Ngọc Nhạ - “Ông cố vấn”, là người thứ 2 từ trái sang.

Đồng chí Nguyễn Văn Thương làm giao thông viên tình báo, từng dùng súng ngắn tiêu diệt nhiều tên địch. Bị đối phương bắt giam, tra tấn dã man, cưa chân tới 6 lần nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết, nhất quyết không khai báo các đồng đội đang hoạt động trong lòng địch.

Đồng chí Nguyễn Văn Thương làm giao thông viên tình báo, từng dùng súng ngắn tiêu diệt nhiều tên địch. Bị đối phương bắt giam, tra tấn dã man, cưa chân tới 6 lần nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết, nhất quyết không khai báo các đồng đội đang hoạt động trong lòng địch.

Ngoài những cuộc đấu trí âm thầm, lực lượng tình báo quốc phòng cũng trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí nóng với quân đội đối phương. Trong ảnh là cán bộ, chiến sĩ Cụm tình báo H67 tham gia đánh địch chống càn bảo vệ căn cứ năm 1967./.

Ngoài những cuộc đấu trí âm thầm, lực lượng tình báo quốc phòng cũng trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí nóng với quân đội đối phương. Trong ảnh là cán bộ, chiến sĩ Cụm tình báo H67 tham gia đánh địch chống càn bảo vệ căn cứ năm 1967./.

Trung Hiếu/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/viet-nam/mot-so-hien-vat-va-tu-lieu-quy-tai-bao-tang-tinh-bao-quoc-phong-viet-nam-post1016417.vov