Muốn biết cảnh ngộ trẻ em Afghanistan, hãy tới các lò gạch

Số lượng trẻ em phải làm việc ở Afghanistan ngày càng tăng, trong bối cảnh nền kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn sau khi Taliban tiếp quản chính quyền.

 Một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Save the Children ước tính rằng một nửa số hộ gia đình ở Afghanistan đã cho con em mình đi làm để có thể trang trải cuộc sống.

Một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Save the Children ước tính rằng một nửa số hộ gia đình ở Afghanistan đã cho con em mình đi làm để có thể trang trải cuộc sống.

 Tại nhiều nhà máy gạch bên đường cao tốc phía bắc thủ đô Kabul, hầu hết nhân công ở đây là trẻ em từ 4 đến 5 tuổi. Các em làm việc cùng với gia đình từ sáng sớm cho đến tối mịt dưới cái nóng mùa hè, theo AP.

Tại nhiều nhà máy gạch bên đường cao tốc phía bắc thủ đô Kabul, hầu hết nhân công ở đây là trẻ em từ 4 đến 5 tuổi. Các em làm việc cùng với gia đình từ sáng sớm cho đến tối mịt dưới cái nóng mùa hè, theo AP.

 Trẻ em ở đây đảm nhận hầu hết công đoạn làm ra một viên gạch. Các bé bê thùng nước, mang khuôn gạch gỗ dính bùn ra phơi nắng cho khô, chất và đẩy xe đầy gạch khô đến lò nung, sau đó đẩy xe chở đầy gạch nung trở lại. Không những vậy, các bé còn phải xới than cháy âm ỉ trong lò để chọn lấy những miếng còn dùng được.

Trẻ em ở đây đảm nhận hầu hết công đoạn làm ra một viên gạch. Các bé bê thùng nước, mang khuôn gạch gỗ dính bùn ra phơi nắng cho khô, chất và đẩy xe đầy gạch khô đến lò nung, sau đó đẩy xe chở đầy gạch nung trở lại. Không những vậy, các bé còn phải xới than cháy âm ỉ trong lò để chọn lấy những miếng còn dùng được.

 Khi được hỏi về đồ chơi hoặc cách chơi những trò chơi của trẻ con, những đứa trẻ làm việc tại đây chỉ biết mỉm cười và nhún vai. Chỉ một số ít trong số các bé được đến trường.

Khi được hỏi về đồ chơi hoặc cách chơi những trò chơi của trẻ con, những đứa trẻ làm việc tại đây chỉ biết mỉm cười và nhún vai. Chỉ một số ít trong số các bé được đến trường.

 Nabila (12 tuổi) đã làm việc trong các nhà máy gạch từ năm 6 tuổi. Giống như nhiều công nhân khác tại nhà máy gạch, gia đình Nabila làm tại lò nung gạch gần Kabul chỉ một khoảng thời gian trong năm. Họ dành thời gian còn lại làm việc tại lò gạch bên ngoài Jalalabad, gần biên giới Pakistan.

Nabila (12 tuổi) đã làm việc trong các nhà máy gạch từ năm 6 tuổi. Giống như nhiều công nhân khác tại nhà máy gạch, gia đình Nabila làm tại lò nung gạch gần Kabul chỉ một khoảng thời gian trong năm. Họ dành thời gian còn lại làm việc tại lò gạch bên ngoài Jalalabad, gần biên giới Pakistan.

 Vài năm trước, Nabila được đi học trong một thời gian ngắn ở Jalalabad. Cô bé muốn quay lại trường học nhưng không thể vì gia đình em cần công việc này để sống. “Chúng em không thể nghĩ về bất cứ điều gì khác ngoài công việc”, Nabila nói.

Vài năm trước, Nabila được đi học trong một thời gian ngắn ở Jalalabad. Cô bé muốn quay lại trường học nhưng không thể vì gia đình em cần công việc này để sống. “Chúng em không thể nghĩ về bất cứ điều gì khác ngoài công việc”, Nabila nói.

 Mohabbat, một cậu bé 9 tuổi, dừng lại một lúc với vẻ mặt đau đớn khi phải vận chuyển một đống than củi. “Lưng em đau lắm”, Mohabbat nói.

Mohabbat, một cậu bé 9 tuổi, dừng lại một lúc với vẻ mặt đau đớn khi phải vận chuyển một đống than củi. “Lưng em đau lắm”, Mohabbat nói.

 Khi được hỏi mình có điều ước gì, Mohabbat hỏi lại: "Điều ước là gì?". Sau khi được giải thích, Mohabbat yên lặng một lúc. “Em ước được đi học và được ăn những thức ăn ngon. Em muốn làm việc thật tốt để gia đình em có một ngôi nhà”, cậu bé nói.

Khi được hỏi mình có điều ước gì, Mohabbat hỏi lại: "Điều ước là gì?". Sau khi được giải thích, Mohabbat yên lặng một lúc. “Em ước được đi học và được ăn những thức ăn ngon. Em muốn làm việc thật tốt để gia đình em có một ngôi nhà”, cậu bé nói.

 Khung cảnh xung quanh các nhà máy gạch rất ảm đạm và buồn tẻ với khói của các lò nung bốc ra đen ngòm. Các gia đình sống trong những ngôi nhà tường đất dột nát bên cạnh các lò nung, mỗi người ở một góc để làm gạch. Đối với hầu hết gia đình tại đây, bữa ăn trong ngày là bánh mì ngâm trà.

Khung cảnh xung quanh các nhà máy gạch rất ảm đạm và buồn tẻ với khói của các lò nung bốc ra đen ngòm. Các gia đình sống trong những ngôi nhà tường đất dột nát bên cạnh các lò nung, mỗi người ở một góc để làm gạch. Đối với hầu hết gia đình tại đây, bữa ăn trong ngày là bánh mì ngâm trà.

 Ông Rahim có ba người con làm việc cùng tại một lò gạch. Các con ông trong độ tuổi từ 5 đến 12. Những đứa trẻ đều đang đi học và ông Rahim không muốn để chúng đi làm. Nhưng ngay cả trước khi Taliban lên nắm quyền, trong bối cảnh xung đột tiếp diễn và nền kinh tế khó khăn, ông cho biết mình không còn lựa chọn.

Ông Rahim có ba người con làm việc cùng tại một lò gạch. Các con ông trong độ tuổi từ 5 đến 12. Những đứa trẻ đều đang đi học và ông Rahim không muốn để chúng đi làm. Nhưng ngay cả trước khi Taliban lên nắm quyền, trong bối cảnh xung đột tiếp diễn và nền kinh tế khó khăn, ông cho biết mình không còn lựa chọn.

 “Không có cách nào khác”, ông nói. “Làm sao các con tôi có thể đi học khi chúng tôi không có bánh mì để ăn? Mạng sống quan trọng hơn”.

“Không có cách nào khác”, ông nói. “Làm sao các con tôi có thể đi học khi chúng tôi không có bánh mì để ăn? Mạng sống quan trọng hơn”.

 Các công nhân nhận được số tiền tương đương 4 USD cho mỗi 1.000 viên gạch họ làm ra. Họ cho biết một người lớn làm việc một mình không thể làm ra được số tiền đó trong một ngày nhưng nếu bọn trẻ giúp đỡ, họ có thể làm ra 1.500 viên gạch mỗi ngày.

Các công nhân nhận được số tiền tương đương 4 USD cho mỗi 1.000 viên gạch họ làm ra. Họ cho biết một người lớn làm việc một mình không thể làm ra được số tiền đó trong một ngày nhưng nếu bọn trẻ giúp đỡ, họ có thể làm ra 1.500 viên gạch mỗi ngày.

 Theo các cuộc khảo sát được Save the Children thực hiện, tỷ lệ các gia đình có con làm việc cho các công ty, nhà máy đã tăng từ 18% hồi tháng 12/2021 lên 22% hồi tháng 6. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 1 triệu trẻ em ở Afghanistan đang phải làm việc. Ngoài ra, 22% trẻ em được khảo sát cho biết các em đang làm việc cho công việc kinh doanh của gia đình hoặc trang trại.

Theo các cuộc khảo sát được Save the Children thực hiện, tỷ lệ các gia đình có con làm việc cho các công ty, nhà máy đã tăng từ 18% hồi tháng 12/2021 lên 22% hồi tháng 6. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 1 triệu trẻ em ở Afghanistan đang phải làm việc. Ngoài ra, 22% trẻ em được khảo sát cho biết các em đang làm việc cho công việc kinh doanh của gia đình hoặc trang trại.

 Cuộc khảo sát cũng chỉ ra sự khó khăn sinh kế mà người Afghanistan phải chịu đựng trong năm qua. Vào tháng 6, 77% các gia đình được khảo sát cho biết họ đã mất một nửa thu nhập hoặc hơn. Con số này tăng lên so với mức 61% được ghi nhận vào tháng 12/2021.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra sự khó khăn sinh kế mà người Afghanistan phải chịu đựng trong năm qua. Vào tháng 6, 77% các gia đình được khảo sát cho biết họ đã mất một nửa thu nhập hoặc hơn. Con số này tăng lên so với mức 61% được ghi nhận vào tháng 12/2021.

Hồng Sơn

Ảnh: AP.

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/muon-biet-canh-ngo-tre-em-afghanistan-hay-toi-cac-lo-gach-post1358611.html