Mỹ bất ngờ đưa chiếc B-52 đã nghỉ hưu 12 năm quay lại biên chế

Mỹ đã gọi chiếc B-52 mang tên mã Wise Guy quay trở lại biên chế sau 12 năm nghỉ hưu để bù đắp quân số bị thiếu hụt sau vụ tai nạn năm 2016 vừa rồi.

Không quân Mỹ vừa đưa chiếc oanh tạc cơ B-52 mang số đuôi 60-034 với tên biệt danh Wise Guy quay trở lại biên chế sau 12 năm nghỉ hưu để bù đắp quân số. Nguồn ảnh: USAF.

Không quân Mỹ vừa đưa chiếc oanh tạc cơ B-52 mang số đuôi 60-034 với tên biệt danh Wise Guy quay trở lại biên chế sau 12 năm nghỉ hưu để bù đắp quân số. Nguồn ảnh: USAF.

Chiếc máy bay ném bom B-52H này đã được Không quân Mỹ cho về hưu từ năm 2008 trong chương trình cắt giảm quân số máy bay ném bom chiến lược nhằm tiết kiệm ngân sách. Nguồn ảnh: USAF.

Chiếc máy bay ném bom B-52H này đã được Không quân Mỹ cho về hưu từ năm 2008 trong chương trình cắt giảm quân số máy bay ném bom chiến lược nhằm tiết kiệm ngân sách. Nguồn ảnh: USAF.

Tuy nhiên khi được đưa về bãi chứa, chiếc B-52H này vẫn được bảo quản trong tình trạng tốt chứ chưa bị rã sắt vụn. Điều này giúp cho việc đưa nó quay trở lại biên chế diễn ra dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: USAF.

Tuy nhiên khi được đưa về bãi chứa, chiếc B-52H này vẫn được bảo quản trong tình trạng tốt chứ chưa bị rã sắt vụn. Điều này giúp cho việc đưa nó quay trở lại biên chế diễn ra dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: USAF.

Số lượng máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ trong quá khứ là 76 chiếc, tuy nhiên sau vụ tai nạn năm 2016 khiến một chiếc B-52 bị hư hỏng hoàn toàn, quân số của lực lượng này đã giảm chỉ còn 75 chiếc. Nguồn ảnh: USAF.

Số lượng máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ trong quá khứ là 76 chiếc, tuy nhiên sau vụ tai nạn năm 2016 khiến một chiếc B-52 bị hư hỏng hoàn toàn, quân số của lực lượng này đã giảm chỉ còn 75 chiếc. Nguồn ảnh: USAF.

Việc đưa chiếc Wise Guy quay lại biên chế sẽ giúp Không quân Mỹ khôi phục lại đầy đủ số lượng máy bay ném bom chiến lược B-52. Ảnh: Chiếc B-52 bị phá hủy hoàn toàn trong vụ tai nạn năm 2016. Nguồn ảnh: USAF.

Việc đưa chiếc Wise Guy quay lại biên chế sẽ giúp Không quân Mỹ khôi phục lại đầy đủ số lượng máy bay ném bom chiến lược B-52. Ảnh: Chiếc B-52 bị phá hủy hoàn toàn trong vụ tai nạn năm 2016. Nguồn ảnh: USAF.

Trong vụ tai nạn này, chiếc B-52 gặp tai nạn dẫn đến bị phá hủy hoàn toàn khi đang cất cánh từ căn cứ, sân bay quân sự trên đảo Guam. Hệ thống động cơ đã bị lỗi khiến chiếc B-52 tự động hủy cất cánh nhưng sau đó nó đã lao hết đường băng và bốc cháy. Nguồn ảnh: USAF.

Trong vụ tai nạn này, chiếc B-52 gặp tai nạn dẫn đến bị phá hủy hoàn toàn khi đang cất cánh từ căn cứ, sân bay quân sự trên đảo Guam. Hệ thống động cơ đã bị lỗi khiến chiếc B-52 tự động hủy cất cánh nhưng sau đó nó đã lao hết đường băng và bốc cháy. Nguồn ảnh: USAF.

Chiếc B-52H vừa được Không quân Mỹ cho nhập biên trở lại có tổng số giờ bay lên tới 17.000 tiếng, tuy nhiên Không quân Mỹ khẳng định sau khi kiểm tra và đại tu, chiếc B-52 này vẫn đủ điều kiện hoạt động tiếp. Nguồn ảnh: USAF.

Chiếc B-52H vừa được Không quân Mỹ cho nhập biên trở lại có tổng số giờ bay lên tới 17.000 tiếng, tuy nhiên Không quân Mỹ khẳng định sau khi kiểm tra và đại tu, chiếc B-52 này vẫn đủ điều kiện hoạt động tiếp. Nguồn ảnh: USAF.

Toàn bộ 76 máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ hiện tại đều đã được nâng cấp lên phiên bản B-52H - phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom này. Nguồn ảnh: USAF.

Toàn bộ 76 máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ hiện tại đều đã được nâng cấp lên phiên bản B-52H - phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom này. Nguồn ảnh: USAF.

Phiên bản H được Mỹ nâng cấp từ dòng G với một vài thay đổi, lớn nhất trong đó là việc thay đổi động cơ sang sử dụng loại TF33-P-3 giúp những chiếc B-52H bền bỉ hơn và tránh được hiện tượng quá nhiệt trong khi sử dụng. Nguồn ảnh: USAF.

Phiên bản H được Mỹ nâng cấp từ dòng G với một vài thay đổi, lớn nhất trong đó là việc thay đổi động cơ sang sử dụng loại TF33-P-3 giúp những chiếc B-52H bền bỉ hơn và tránh được hiện tượng quá nhiệt trong khi sử dụng. Nguồn ảnh: USAF.

Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực mới trên những chiếc B-52H này cũng được cải tiến, hệ thống súng máy đuôi được thay đổi thành pháo 20mm M61 Vulcan (tới năm 1994 thì bị tháo bỏ hết). Nguồn ảnh: USAF.

Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực mới trên những chiếc B-52H này cũng được cải tiến, hệ thống súng máy đuôi được thay đổi thành pháo 20mm M61 Vulcan (tới năm 1994 thì bị tháo bỏ hết). Nguồn ảnh: USAF.

Bản thân B-52H hiện tại vẫn được coi là dòng máy bay "bất khả chiến bại" của Mỹ. Toàn bộ những chiếc B-52 của nước này trước đó đã rơi trong Chiến tranh Việt Nam đều là phiên bản G trở về trước. Nguồn ảnh: USAF.

Bản thân B-52H hiện tại vẫn được coi là dòng máy bay "bất khả chiến bại" của Mỹ. Toàn bộ những chiếc B-52 của nước này trước đó đã rơi trong Chiến tranh Việt Nam đều là phiên bản G trở về trước. Nguồn ảnh: USAF.

Tới tận thế kỷ 21 này, dù đã có trong tay nhiều loại máy bay ném bom hiện đại hơn, có khả năng tàng hình tốt hơn, tuy nhiên Không quân Mỹ vẫn sử dụng B-52 làm loại oanh tạc cơ chủ lực do nó có chi phí vận hành rẻ và vẫn rất hiệu quả. Nguồn ảnh: USAF.

Tới tận thế kỷ 21 này, dù đã có trong tay nhiều loại máy bay ném bom hiện đại hơn, có khả năng tàng hình tốt hơn, tuy nhiên Không quân Mỹ vẫn sử dụng B-52 làm loại oanh tạc cơ chủ lực do nó có chi phí vận hành rẻ và vẫn rất hiệu quả. Nguồn ảnh: USAF.

Bản thân phiên bản B-52H của Không quân Mỹ vẫn chưa từng bị bắn hạ bất cứ một lần nào khiến cho Không quân Mỹ tin rằng, loại máy bay ném bom 68 năm tuổi này vẫn sẽ tiếp tục phù hợp với các cuộc xung đột hiện tại. Nguồn ảnh: USAF.

Bản thân phiên bản B-52H của Không quân Mỹ vẫn chưa từng bị bắn hạ bất cứ một lần nào khiến cho Không quân Mỹ tin rằng, loại máy bay ném bom 68 năm tuổi này vẫn sẽ tiếp tục phù hợp với các cuộc xung đột hiện tại. Nguồn ảnh: USAF.

Máy bay ném bom B-52 bị tai nạn khiến toàn bộ thành viên phi hành đoàn thiệt mạng năm 1994.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/my-bat-ngo-dua-chiec-b-52-da-nghi-huu-12-nam-quay-lai-bien-che-1478183.html