Nấm da có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?
Mặc dù không gây ra hậu quả quá nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng các bệnh nấm da thường dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong điều trị. Hơn nữa, nếu để bệnh nấm da tái phát, bệnh thường sẽ nặng, kéo dài và khó điều trị dứt điểm hơn.
Nội dung:
1. Nấm da gây ra mặc cảm cho người bệnh
2. Bệnh nấm da gây ra những tổn thương nặng nề trên da
3. Nấm da có thể gây ra tình trạng bội nhiễm và để lại di chứng nặng nề
4. Ám ảnh lây bệnh trong cộng đồng
Nấm da là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho các vi nấm sinh sôi và phát triển, lây lan trên diện rộng. Cụ thể, ảnh hưởng của nấm da gây ra như sau:
1. Nấm da gây ra mặc cảm cho người bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm da là do nấm ký sinh trên vùng thượng bì của da. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không triệt để thì dễ tái phát lại. Sau một thời gian, vi khuẩn và nấm ký sinh bên trên sẽ làm bong tróc và gây viêm da với cấp độ và mật độ dày đặc. Sau cùng của quá trình là để lại những vết sẹo xấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Làn da khi bị bệnh trở lên khó coi, không đều màu, khiến bệnh nhân mặc cảm về ngoại hình, gây cản trở trong giao tiếp xã hội.
2. Bệnh nấm da gây ra những tổn thương nặng nề trên da
Mối loại nấm khi ở trên da lâu, sẽ gây ra những biến chứng khác nhau:
Nấm thành mảng trắng ở da đầu gây rụng tóc và chảy máu.
Nấm thân: còn được gọi là hắc lào, thường nổi những vết đỏ như đồng tiền và mụn nước. Loại nấm này gây đau rát khi đổ mồ hôi.
Nấm móng: Thường do nấm trichophyton gây ra. Những móng bị nấm thường mất màu của móng và móng bị biến dạng, loại này lây lan rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây chảy máu. Người bệnh sẽ không làm được gì trong trường hợp mất sạch móng.
Lang ben: Do nấm epidermophyton gây ra, thường có hai loại lang ben là trắng và đen, nấm này khi gặp trời nắng thường có cảm giác như bị kiến chích rất khó chịu.
3. Nấm da có thể gây ra tình trạng bội nhiễm và để lại di chứng nặng nề
Do bệnh nấm da thường có các triệu chứng ngứa rát, đau nhức,… càng ngứa càng gãi nên làm vết thương nghiêm trọng hơn. Bệnh để càng lúc càng nặng bị bội nhiễm vi khuẩn, lở loét da làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Khi bệnh trở nên nặng hơn do không được điều trị, hoặc điều trị không đúng cách, da bệnh nhân sẽ bị chảy dịch, phù nề, chảy máu. Nếu để tình trạng này kéo dài khiến vùng da trở nên sần sùi, biến dạng, gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Đặc biệt là đến giai đoạn nặng nấm da gây ra hoại tử da. Khi để lâu sẽ ăn sâu vào máu và xâm nhập vào các cơ quan gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể.
Nếu bệnh nấm da ở các vùng dây thần kinh hay mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm. Ảnh hưởng của những vùng này có thể tác động đến dây thần kinh, gây đau mặt và hai vùng thái dương.
Đối với phụ nữ đang mai thai bị bệnh nấm da mặt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, vì bị hạn chế dùng thuốc.
4. Ám ảnh lây bệnh trong cộng đồng
Bệnh nấm da dễ lây lan từ con đường người sang người, môi trường làm việc ẩm mốc và thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, vệ sinh cơ thể chưa đúng cách, dùng đồ chung với người bị nấm, hay những con vật bị nấm da cũng có thể lây sang cơ thể chúng ta.vNhững người bị HIV, AIDS, hệ miễn dịch kém thì bệnh nấm da rất khó điều trị và lây lan rất nhanh.
Nhà tắm, spa, phòng xông hơi công cộng cũng là nguồn lây lan nấm da nhanh nhất, khiến mọi người đều e ngại, thậm chí ám ảnh khi sử dụng dịch vụ ở những nơi công cộng này.
Vì những sự nguy hiểm do nấm da gây ra, khi bị bệnh, chúng ta cần đến các phòng khám da liễu để điều trị kịp thời. Người bệnh cần được điều trị tận gốc và không nên chủ quan trong việc loại trừ loại bệnh này.