Nam Định: 'Giặc' ốc bươu vàng tái xuất

Theo Sở NNPTNT Nam Định, vụ Xuân 2021 toàn tỉnh gieo cấy xong 72.100 ha lúa xuân. Ở thời điểm đầu tháng 3 lúa xuân trên địa bàn tỉnh đã bén rễ. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa gặp nguy hiểm bởi 'giặc' ốc bươu vàng.

Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa gặp nguy hiểm bởi “giặc” ốc bươu vàng. Theo ông Hoàng Quang Tuyến, Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện Nghĩa Hưng, qua kiểm tra, mật độ ốc bươu vàng trên các diện tích lúa của huyện đang ở ngưỡng 5-7 con/m2.

Để bảo vệ lúa, những ngày qua, nông dân địa phương đồng loạt ra đồng diệt “giặc”. Tuy nhiên chỉ bằng biện pháp thủ công là nhặt, bắt từng con, rất vất vả, năng suất cũng không cao. Vị này cho rằng, ngoài biện pháp thủ công nhặt, bắt từng con có thể phun hóa học để diệt ốc nhưng biện pháp này không được ngành chức năng khuyến khích vì gây hại môi trường, không đảm bảo an toàn cho nông sản.

Ốc bươu vàng (tên khoa học Pomacea canaliculata) là sinh vật ngoại lai, du nhập vào Việt Nam từ hơn 30 năm trước; có đặc điểm sinh sôi nhanh; thường ăn thực vật, đặc biệt là thân, lá lúa non. Kể từ khi du nhập vào, ốc bươu vàng đã nhiều lần gây hại, trở thành “kẻ thù” của đồng ruộng Việt Nam, nhất là với nông dân trồng lúa.

Duy Hưng

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/nam-dinh-giac-oc-buou-vang-tai-xuat-555628.html