Nga có 'vũ khí tài nguyên mới' đầy hiệu quả để đáp trả các lệnh trừng phạt phương Tây

Kim loại quý đang trở thành thứ 'vũ khí tài nguyên mới' được Nga sử dụng một cách rất hiệu quả nhằm chống lại các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Nga có thể sử dụng "vũ khí mới" của mình để chống lại phương Tây và đáp trả các lệnh trừng phạt, chuyên gia phân tích Julia Horowitz đến từ hãng tin CNN cho biết.

Nga có thể sử dụng "vũ khí mới" của mình để chống lại phương Tây và đáp trả các lệnh trừng phạt, chuyên gia phân tích Julia Horowitz đến từ hãng tin CNN cho biết.

Theo đánh giá, trong tương lai gần, nhiều quốc gia phương Tây có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn cung một số kim loại thiết yếu, điều này khiến cho giá thành của chúng tăng mạnh.

Theo đánh giá, trong tương lai gần, nhiều quốc gia phương Tây có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn cung một số kim loại thiết yếu, điều này khiến cho giá thành của chúng tăng mạnh.

Nhà báo Julia Horowitz cho biết, giới phân tích dự đoán Nga sẽ trả đũa các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu bằng cách "vũ khí hóa" hoạt động xuất khẩu những kim loại quan trọng như nhôm và palladium.

Nhà báo Julia Horowitz cho biết, giới phân tích dự đoán Nga sẽ trả đũa các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu bằng cách "vũ khí hóa" hoạt động xuất khẩu những kim loại quan trọng như nhôm và palladium.

Chuyên gia phân tích của hãng tin CNN lưu ý: “Bất kỳ hạn chế nào đối với xuất khẩu kim loại đều có thể gây tác động nghiêm trọng đối với thị trường trong ngắn hạn".

Chuyên gia phân tích của hãng tin CNN lưu ý: “Bất kỳ hạn chế nào đối với xuất khẩu kim loại đều có thể gây tác động nghiêm trọng đối với thị trường trong ngắn hạn".

Hiện tại, khoảng 15% nhôm được châu Âu mua có xuất xứ từ Nga. Nguồn cung kim loại này là cực kỳ quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp, khi nó được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm khác nhau, từ máy bay cho đến dụng cụ nhà bếp.

Hiện tại, khoảng 15% nhôm được châu Âu mua có xuất xứ từ Nga. Nguồn cung kim loại này là cực kỳ quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp, khi nó được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm khác nhau, từ máy bay cho đến dụng cụ nhà bếp.

Một tình huống thậm chí còn khó khăn hơn là với palladium. Các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đang rơi vào tình cảnh khó khăn vì vấn đề thiếu hụt nguồn cung từ Nga, đây là thứ kim loại quý hiếm và có giá thành rất cao.

Một tình huống thậm chí còn khó khăn hơn là với palladium. Các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đang rơi vào tình cảnh khó khăn vì vấn đề thiếu hụt nguồn cung từ Nga, đây là thứ kim loại quý hiếm và có giá thành rất cao.

Palladium là một kim loại quý hiếm thuộc nhóm platin (PGM) bao gồm bạch kim (Platinum) và Rhodium, Ruthenium, Iridium, Osmium, nó có màu trắng như bạc ở nhiệt độ thường và không bị oxy hóa bởi không khí.

Palladium là một kim loại quý hiếm thuộc nhóm platin (PGM) bao gồm bạch kim (Platinum) và Rhodium, Ruthenium, Iridium, Osmium, nó có màu trắng như bạc ở nhiệt độ thường và không bị oxy hóa bởi không khí.

Trữ lượng Palladium trên trái đất được đánh giá ít hơn vàng 30 lần, kim loại này từng đạt đỉnh cao vào năm ngoái khi được giao dịch ở mức 2.982 USD/ounce, khi đó giá vàng chỉ lên tới 1.992 USD/ounce mà thôi.

Trữ lượng Palladium trên trái đất được đánh giá ít hơn vàng 30 lần, kim loại này từng đạt đỉnh cao vào năm ngoái khi được giao dịch ở mức 2.982 USD/ounce, khi đó giá vàng chỉ lên tới 1.992 USD/ounce mà thôi.

Nga đang chiếm tỷ trọng lên tới 25 - 30% nguồn cung cấp Palladium trên toàn thế giới, thứ kim loại cực kỳ quý hiếm này được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô.

Nga đang chiếm tỷ trọng lên tới 25 - 30% nguồn cung cấp Palladium trên toàn thế giới, thứ kim loại cực kỳ quý hiếm này được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô.

Sau khi tập thể phương Tây áp dụng những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Liên bang Nga, tình trạng thiếu hụt thứ kim loại quý hiếm và thiết yếu này đã trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Sau khi tập thể phương Tây áp dụng những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Liên bang Nga, tình trạng thiếu hụt thứ kim loại quý hiếm và thiết yếu này đã trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

"Moskva đã cho thấy họ sẵn sàng sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng lớn của mình để đáp trả phương Tây, khi đối thủ liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có", nhà phân tích của hãng tin CNN kết luận.

"Moskva đã cho thấy họ sẵn sàng sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng lớn của mình để đáp trả phương Tây, khi đối thủ liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có", nhà phân tích của hãng tin CNN kết luận.

Hiện tại ngoài Nga, những kim loại thiết yếu có thể được cung cấp cho Mỹ và châu Âu qua Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cũng được xem là đối thủ tiềm tàng, vì vậy sự thay thế trên bị nhận xét là thiếu tính bền vững.

Hiện tại ngoài Nga, những kim loại thiết yếu có thể được cung cấp cho Mỹ và châu Âu qua Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cũng được xem là đối thủ tiềm tàng, vì vậy sự thay thế trên bị nhận xét là thiếu tính bền vững.

Không chỉ có vậy, đừng quên kho dự trữ vàng cực lớn của Nga luôn có khả năng gây ra biến động nhất định đối với thị trường tài chính thế giới nếu được Moskva tung ra một cách có toan tính.

Không chỉ có vậy, đừng quên kho dự trữ vàng cực lớn của Nga luôn có khả năng gây ra biến động nhất định đối với thị trường tài chính thế giới nếu được Moskva tung ra một cách có toan tính.

Tóm lại, bên cạnh các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá, Nga còn nắm trong tay một "vũ khí tài nguyên" cực kỳ đặc biệt đó là những kim loại quý và thiết yếu, chúng đặc biệt hiệu quả khi được "vũ khí hóa" nhằm đáp trả phương Tây.

Tóm lại, bên cạnh các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá, Nga còn nắm trong tay một "vũ khí tài nguyên" cực kỳ đặc biệt đó là những kim loại quý và thiết yếu, chúng đặc biệt hiệu quả khi được "vũ khí hóa" nhằm đáp trả phương Tây.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-co-vu-khi-tai-nguyen-moi-day-hieu-qua-de-dap-tra-cac-lenh-trung-phat-phuong-tay-post533511.antd