Nga nỗ lực trục vớt tên lửa độc nhất vô nhị trên tuần dương hạm Moskva

Những tên lửa độc nhất vô nhị trên tuần dương hạm Moskva sẽ được trục vớt khi Nga điều tàu cứu hộ Kommunna tới địa điểm soái hạm của Hạm đội Biển Đen bị chìm.

Hải quân Nga đã điều tàu cứu hộ Kommunna 109 tuổi - con tàu cũ nhất thế giới còn hoạt động tới địa điểm tuần dương hạm Moskva bị chìm, mục đích nhằm trục vớt những tên lửa độc nhất vô nhị mà nó mang theo.

Hải quân Nga đã điều tàu cứu hộ Kommunna 109 tuổi - con tàu cũ nhất thế giới còn hoạt động tới địa điểm tuần dương hạm Moskva bị chìm, mục đích nhằm trục vớt những tên lửa độc nhất vô nhị mà nó mang theo.

Phương tiện cứu hộ biển sâu AS-28 của chiếc Kommunna có khả năng lặn ở độ sâu 1.000 mét, nó là công cụ đắc lực để có thể trục vớt những tên lửa chống hạm siêu thanh P-50 Bazalt và P-1000 Vulkan, chứa đựng những công nghệ bí mật mà Nga không thể để lọt ra ngoài.

Phương tiện cứu hộ biển sâu AS-28 của chiếc Kommunna có khả năng lặn ở độ sâu 1.000 mét, nó là công cụ đắc lực để có thể trục vớt những tên lửa chống hạm siêu thanh P-50 Bazalt và P-1000 Vulkan, chứa đựng những công nghệ bí mật mà Nga không thể để lọt ra ngoài.

P-500 Bazalt (hay SS-N-12 Sandbox) được thiết kế nhằm thay thế cho tên lửa P-6/ P-35 (SS-N-3 Shaddock), hiện tại chỉ còn được sử dụng trên tàu mặt nước. Loại tên lửa này ngày nay vẫn là một trong những vũ khí lợi hại nhất của Hải Quân Nga.

P-500 Bazalt (hay SS-N-12 Sandbox) được thiết kế nhằm thay thế cho tên lửa P-6/ P-35 (SS-N-3 Shaddock), hiện tại chỉ còn được sử dụng trên tàu mặt nước. Loại tên lửa này ngày nay vẫn là một trong những vũ khí lợi hại nhất của Hải Quân Nga.

Ban đầu, tên lửa được thiết kế có thể phóng từ tàu mặt nước và tàu ngầm nhằm tấn công hạm đội tàu sân bay ở cự ly trên 500km, ngoài tầm radar của đội tàu hộ tống.

Ban đầu, tên lửa được thiết kế có thể phóng từ tàu mặt nước và tàu ngầm nhằm tấn công hạm đội tàu sân bay ở cự ly trên 500km, ngoài tầm radar của đội tàu hộ tống.

Cũng như các loại tên lửa chống hạm khác của Nga, P-500 sử dụng động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ phản lực chính dùng nhiên liệu lỏng, độ cao hành trình của nó từ 30 - 7.000 m, tốc độ tối đa đạt Mach 2 khi bay cao và Mach 1,5 - 1,6 khi bay ở tầm thấp.

Cũng như các loại tên lửa chống hạm khác của Nga, P-500 sử dụng động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ phản lực chính dùng nhiên liệu lỏng, độ cao hành trình của nó từ 30 - 7.000 m, tốc độ tối đa đạt Mach 2 khi bay cao và Mach 1,5 - 1,6 khi bay ở tầm thấp.

Điểm đặc biệt của các tên lửa chống hạm Nga bắt đầu từ P-500 chính là khả năng chia sẻ dữ liệu mục tiêu trong nhóm phóng. Thông thường tên lửa dẫn đầu sẽ bay ở tầm cao để xác định mục tiêu thông qua radar chủ động, trong khi các tên lửa khác bay thấp và ở chế độ thụ động.

Điểm đặc biệt của các tên lửa chống hạm Nga bắt đầu từ P-500 chính là khả năng chia sẻ dữ liệu mục tiêu trong nhóm phóng. Thông thường tên lửa dẫn đầu sẽ bay ở tầm cao để xác định mục tiêu thông qua radar chủ động, trong khi các tên lửa khác bay thấp và ở chế độ thụ động.

Tên lửa đầu tiên sẽ truyền dữ liệu về mục tiêu cho các tên lửa còn lại và chỉ định từng đối tượng tấn công cho từng đạn, một nửa số tên lửa sẽ tấn công vào tàu sân bay, trong khi nửa còn lại sẽ tấn công các tàu khác trong khu vực.

Tên lửa đầu tiên sẽ truyền dữ liệu về mục tiêu cho các tên lửa còn lại và chỉ định từng đối tượng tấn công cho từng đạn, một nửa số tên lửa sẽ tấn công vào tàu sân bay, trong khi nửa còn lại sẽ tấn công các tàu khác trong khu vực.

Nếu tên lửa dẫn đường bị bắn hạ thì ngay lập tức đạn khác sẽ bay lên cao để tiếp tục dẫn đường. Mọi tên lửa đều có hệ thống gây nhiễu tích cực để phá vỡ tuyến phòng thủ của các loại máy bay và tàu chiến đối phương.

Nếu tên lửa dẫn đường bị bắn hạ thì ngay lập tức đạn khác sẽ bay lên cao để tiếp tục dẫn đường. Mọi tên lửa đều có hệ thống gây nhiễu tích cực để phá vỡ tuyến phòng thủ của các loại máy bay và tàu chiến đối phương.

Được thử nghiệm lần đầu vào những năm 1969 - 1970 và thử nghiệm lần cuối vào giai đoạn 1971 - 1975, tên lửa P-500 khi hoàn thành có tầm bắn 550 km, mang đầu đạn 1.000 kg HE hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kT.

Được thử nghiệm lần đầu vào những năm 1969 - 1970 và thử nghiệm lần cuối vào giai đoạn 1971 - 1975, tên lửa P-500 khi hoàn thành có tầm bắn 550 km, mang đầu đạn 1.000 kg HE hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kT.

Trong khi đó bản nâng cấp của P-500 Bazalt - P-1000 Vulkan là tên lửa "huyền thoại" nhất của Liên Xô, nó cũng là tên lửa cuối cùng yêu cầu tàu ngầm phải nổi lên trước khi phóng.

Trong khi đó bản nâng cấp của P-500 Bazalt - P-1000 Vulkan là tên lửa "huyền thoại" nhất của Liên Xô, nó cũng là tên lửa cuối cùng yêu cầu tàu ngầm phải nổi lên trước khi phóng.

NATO không phát hiện ra sự phục vụ của P-1000 trong Hải quân Liên Xô mặc dù nó đã được trang bị cho 5 tàu ngầm. Vũ khí này gần như giống hệt P-500 nhưng có vỏ cùng nhiều bộ phận bằng thép khác được thay thế bằng titan.

NATO không phát hiện ra sự phục vụ của P-1000 trong Hải quân Liên Xô mặc dù nó đã được trang bị cho 5 tàu ngầm. Vũ khí này gần như giống hệt P-500 nhưng có vỏ cùng nhiều bộ phận bằng thép khác được thay thế bằng titan.

Cải tiến này giúp giảm đáng kể trọng lượng, đi kèm với động cơ tên lửa mạnh và hiệu quả hơn cho phép nâng tầm bắn lên tới 700 km. Tên lửa P-1000 được phát triển từ tháng 5/1979, trải qua các cuộc thử nghiệm giữa thập niên 1980 và đưa vào phục vụ từ 1987.

Cải tiến này giúp giảm đáng kể trọng lượng, đi kèm với động cơ tên lửa mạnh và hiệu quả hơn cho phép nâng tầm bắn lên tới 700 km. Tên lửa P-1000 được phát triển từ tháng 5/1979, trải qua các cuộc thử nghiệm giữa thập niên 1980 và đưa vào phục vụ từ 1987.

Cuối những năm 1980, tên lửa P-1000 được trang bị cho 5 tàu ngầm Echo II hiện đại hóa. Nhưng do đến giữa thập niên 1990, các tàu ngầm này ngừng phục vụ nên thực tế Vulkan chỉ trực chiến được 7 - 8 năm dưới nước, thời gian còn lại là trên tuần dương hạm lớp Slava.

Cuối những năm 1980, tên lửa P-1000 được trang bị cho 5 tàu ngầm Echo II hiện đại hóa. Nhưng do đến giữa thập niên 1990, các tàu ngầm này ngừng phục vụ nên thực tế Vulkan chỉ trực chiến được 7 - 8 năm dưới nước, thời gian còn lại là trên tuần dương hạm lớp Slava.

Vấn đề gây thắc mắc hiện nay là mục đích thực sự của Nga khi dự định trục vớt tên lửa P-500 Bazalt và P-1000 Vulkan liệu có phải để tiếp tục sử dụng hay không?

Vấn đề gây thắc mắc hiện nay là mục đích thực sự của Nga khi dự định trục vớt tên lửa P-500 Bazalt và P-1000 Vulkan liệu có phải để tiếp tục sử dụng hay không?

Do những tên lửa loại này đã bị ngừng sản xuất từ lâu, cho nên không loại trừ khả năng Nga phải cố tận dụng số đạn còn lại để lắp đặt trên hai chiếc tuần dương hạm lớp Slava khác của mình.

Do những tên lửa loại này đã bị ngừng sản xuất từ lâu, cho nên không loại trừ khả năng Nga phải cố tận dụng số đạn còn lại để lắp đặt trên hai chiếc tuần dương hạm lớp Slava khác của mình.

Nhưng cũng không loại trừ khả năng số tên lửa nói trên đã bị hư hỏng nặng sau vụ chìm tàu, và Hải quân Nga chỉ đơn giản muốn trục vớt chúng nhằm bảo vệ bí mật mà thôi.

Nhưng cũng không loại trừ khả năng số tên lửa nói trên đã bị hư hỏng nặng sau vụ chìm tàu, và Hải quân Nga chỉ đơn giản muốn trục vớt chúng nhằm bảo vệ bí mật mà thôi.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-no-luc-truc-vot-ten-lua-doc-nhat-vo-nhi-tren-tuan-duong-ham-moskva-post502440.antd