Nga rộng đường xuất khẩu tên lửa 40N6 tầm bắn 400 km khi không còn INF?

Khi Hoa Kỳ chính thức rút chân khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung INF thì Nga sẽ rảnh tay hơn trong việc xuất khẩu vũ khí phòng thủ có tầm bắn vượt ngoài 300 km.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mới đây đã thông báo ông sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để chính thức tuyên bố rút nước này khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung - INF.

Hành động trên của ông Trump được dự báo sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới trên phạm vi toàn cầu, nguy cơ Chiến tranh Lạnh quay trở lại đang rõ ràng hơn bao giờ hết.

 Khi Hiệp ước INF bị hủy bỏ thì Hiệp ước Kiểm soát công nghệ tên lửa - MTCR vẫn được coi là một sản phẩm phái sinh từ INF cũng có nguy cơ không còn tồn tại theo.

Khi Hiệp ước INF bị hủy bỏ thì Hiệp ước Kiểm soát công nghệ tên lửa - MTCR vẫn được coi là một sản phẩm phái sinh từ INF cũng có nguy cơ không còn tồn tại theo.

 Hiệp ước MTCR quy định các quốc gia xuất khẩu không được bán ra nước ngoài tên lửa có tầm bắn trên 300 km và mang theo đầu đạn trọng lượng quá 500 kg.

Hiệp ước MTCR quy định các quốc gia xuất khẩu không được bán ra nước ngoài tên lửa có tầm bắn trên 300 km và mang theo đầu đạn trọng lượng quá 500 kg.

Đã có khá nhiều tranh cãi về điều khoản trên của Hiệp ước MTCR, trong đó đa phần ý kiến đều hướng về việc chỉ nên hạn chế xuất khẩu tên lửa tấn công, còn tên lửa phòng thủ cần có ngoại lệ.

 Sở dĩ các quốc gia nhấn mạnh vào điều khoản này bởi vì họ cho rằng các loại tên lửa phòng không thuần là vũ khí phòng thủ, bởi vậy những loại đạn đánh chặn tầm xa trên 300 km phải đưa ra khỏi hạn chế của MTCR.

Sở dĩ các quốc gia nhấn mạnh vào điều khoản này bởi vì họ cho rằng các loại tên lửa phòng không thuần là vũ khí phòng thủ, bởi vậy những loại đạn đánh chặn tầm xa trên 300 km phải đưa ra khỏi hạn chế của MTCR.

 Thực tế trong thời gian qua, Nga và Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp "lách MTCR" khi dán nhãn "pháo phản lực phóng loạt" cho một số loại tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Thực tế trong thời gian qua, Nga và Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp "lách MTCR" khi dán nhãn "pháo phản lực phóng loạt" cho một số loại tên lửa đạn đạo chiến thuật.

 Nhưng đó là đối với các vũ khí mới, còn các chủng loại đã được công bố từ lâu nay thì họ vẫn chưa thể tìm cách "lách luật" thông qua sửa đổi tên gọi như trên.

Nhưng đó là đối với các vũ khí mới, còn các chủng loại đã được công bố từ lâu nay thì họ vẫn chưa thể tìm cách "lách luật" thông qua sửa đổi tên gọi như trên.

 Nhưng sắp tới khi Hiệp ước INF và MTCR hết hiệu lực thì các quốc gia trên sẽ rộng chân hơn trong việc cung cấp ra bên ngoài các loại tên lửa có tầm bắn vượt quá 300 km.

Nhưng sắp tới khi Hiệp ước INF và MTCR hết hiệu lực thì các quốc gia trên sẽ rộng chân hơn trong việc cung cấp ra bên ngoài các loại tên lửa có tầm bắn vượt quá 300 km.

 Theo đánh giá, như một động thái chuẩn bị, trước tiên Nga sẽ xúc tiến việc xuất khẩu tên lửa 40N6 tầm bắn 400 km dành cho tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf.

Theo đánh giá, như một động thái chuẩn bị, trước tiên Nga sẽ xúc tiến việc xuất khẩu tên lửa 40N6 tầm bắn 400 km dành cho tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf.

 Sau khi việc xuất khẩu tên lửa 40N6 được tiến hành một cách thuận lợi thì nhiều khả năng Moskva sẽ tiến tới cung cấp cho nước ngoài tên lửa Iskander-E với tầm bắn nối dài lên 500 km so với 280 km như hiện nay.

Sau khi việc xuất khẩu tên lửa 40N6 được tiến hành một cách thuận lợi thì nhiều khả năng Moskva sẽ tiến tới cung cấp cho nước ngoài tên lửa Iskander-E với tầm bắn nối dài lên 500 km so với 280 km như hiện nay.

 Hành động trên có thể được xem như một tin vui cho các quốc gia nhập khẩu vũ khí, bởi vì từ nay bản thương mại với bản nội địa không có sự chênh lệch quá lớn về tính năng nữa.

Hành động trên có thể được xem như một tin vui cho các quốc gia nhập khẩu vũ khí, bởi vì từ nay bản thương mại với bản nội địa không có sự chênh lệch quá lớn về tính năng nữa.

 Điều này càng có ý nghĩa hơn khi nhiều quốc gia trong đó đặc biệt là Trung Quốc đang liên tục biên chế tên lửa diệt hạm tầm bắn 400 - 500 km, gây mất ổn định cán cân sức mạnh trong khu vực.

Điều này càng có ý nghĩa hơn khi nhiều quốc gia trong đó đặc biệt là Trung Quốc đang liên tục biên chế tên lửa diệt hạm tầm bắn 400 - 500 km, gây mất ổn định cán cân sức mạnh trong khu vực.

 Nếu Nga có ý định xuất khẩu tên lửa 40N6 tầm bắn 400 km thì có lẽ đối tác đầu tiên nhận được vũ khí này sẽ là Quân đội chính phủ Syria để tích hợp vào hệ thống S-300PM-2 của họ.

Nếu Nga có ý định xuất khẩu tên lửa 40N6 tầm bắn 400 km thì có lẽ đối tác đầu tiên nhận được vũ khí này sẽ là Quân đội chính phủ Syria để tích hợp vào hệ thống S-300PM-2 của họ.

 Tên lửa 40N6 trong tay lực lượng phòng không Syria sẽ thực hiện được một số bài kiểm tra trong điều kiện thực chiến để từ đó Moskva có thể đưa ra những hiệu chỉnh tốt hơn cho vũ khí của mình.

Tên lửa 40N6 trong tay lực lượng phòng không Syria sẽ thực hiện được một số bài kiểm tra trong điều kiện thực chiến để từ đó Moskva có thể đưa ra những hiệu chỉnh tốt hơn cho vũ khí của mình.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-nga-rong-duong-xuat-khau-ten-lua-40n6-tam-ban-400-km-khi-khong-con-inf/787879.antd