Ngành giấy phát triển bền vững từ 3 trụ cột

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và không ngừng cạnh tranh, các doanh nghiệp (DN) cần tạo lợi thế, phát triển năng lực kinh doanh, đồng thời thực thi các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). Điều này đặt ra yêu cầu DN phải cân bằng giữa 3 trụ cột: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong đó, việc PTBV của DN giấy đáng chú ý hơn cả.

PTBV: Nhu cầu và thách thức

PTBV là xu hướng toàn cầu và ngày càng được các DN hưởng ứng. Theo thống kê của Unilever, trên thực tế, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các thương hiệu bền vững đang gia tăng. Cụ thể, có 54% người tiêu dùng muốn mua các thương hiệu bền vững và một phần ba trong số họ đã thực hiện việc này. Đặc biệt, người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi và phát triển đều mong đợi vào sản phẩm có hiệu suất cao, giá cả phù hợp, thân thiện với môi trường và tính kết nối với sản phẩm. Đây là động lực để DN thực thi các mục tiêu PTBV nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn an toàn, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các giá trị dài hạn về kinh tế, môi trường và xã hội.

Năm 2019, công ty giấy Lee & Man đã nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng, dành hơn 6,7 tỷ đồng để gia cố, cải tiến hệ thống xử lý thải.

Năm 2019, công ty giấy Lee & Man đã nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng, dành hơn 6,7 tỷ đồng để gia cố, cải tiến hệ thống xử lý thải.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, với DN, PTBV vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là yếu tố giúp xác định giá trị của DN. Tuy nhiên, để hiện thực hóa chiến lược PTBV, DN phải đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực vào các mục tiêu phi tài chính liên quan đến môi trường, xã hội.

Sức ép lợi nhuận kinh doanh ngắn hạn cũng có thể khiến các DN cân đong nhiều vấn đề. Ngoài ra, khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, nhu cầu thị trường ngày càng tăng, các ngành sản xuất cần điều chỉnh để thích ứng với sự tăng trưởng. Vì vậy, mở rộng quy mô sản xuất là giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, để quá trình này không lệch với định hướng PTBV, đòi hỏi DN cần có sự chuẩn bị kỹ càng, nhất là trong công tác đảm bảo an toàn môi trường.

Công ty giấy Lee & Man xây dựng khu ký túc xá quy mô, đảm bảo chỗ ở tiện nghi cho công nhân viên.

Công ty giấy Lee & Man xây dựng khu ký túc xá quy mô, đảm bảo chỗ ở tiện nghi cho công nhân viên.

Góc nhìn PTBV từ DN FDI

Theo thống kê, đến tháng 1-2020 ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân được 1,6 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Có thể nói, huy động nguồn vốn từ khu vực DN FDI cho phát triển nhanh và bền vững là chìa khóa để Việt Nam hội nhập xu thế PTBV toàn cầu. Mặt khác, PTBV cũng là cách DN nước ngoài tiếp tục tồn tại ở Việt Nam. Trong danh sách DN PTBV do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hàng năm, các DN FDI như Coca-cola, Heineken, Unilever, Nestle, Tetra Pak, Công ty giấy Lee & Man… luôn chiếm những vị trí dẫn đầu.

Doanh nghiệp FDI cũng là nhóm doanh nghiệp có nhiều khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai.

Doanh nghiệp FDI cũng là nhóm doanh nghiệp có nhiều khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai.

Điển hình là Nhà máy giấy Lee & Man, chính thức hoạt động tại tỉnh Hậu Giang từ năm 2017, đã phải đối diện với các thách thức khó tránh khỏi về vận hành và môi trường. Nhưng công ty đã ghi nhận những đóng góp bước đầu và liên tục cải thiện khâu xử lý, chính sách hoạt động. Qua đó, DN giấy này đã chứng minh nỗ lực của mình và trở thành một trong Top 100 DN bền vững do Hội đồng DN vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và VCCI tổ chức.

Sức ép lợi nhuận kinh doanh ngắn hạn có thể khiến các doanh nghiệp cân đong nhiều vấn đề.

Sức ép lợi nhuận kinh doanh ngắn hạn có thể khiến các doanh nghiệp cân đong nhiều vấn đề.

So với các DN trong nước (đa phần vừa và nhỏ), các DN FDI có nhiều lợi thế PTBV nhờ tiềm lực tài chính mạnh, có các dự án đầu tư toàn cầu chiến lược đầu tư bài bản, nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường rộng, công nghệ hiện đại.

Mở rộng sản xuất song hành PTBV

Hiện nay ngành giấy, giấy bao bì là sản phẩm chiếm gần 50% tổng tiêu thụ toàn ngành giấy, nhưng rất ít DN trong nước sản xuất được. Bên cạnh đó, nhu cầu giấy bao bì thị trường Việt Nam lẫn thế giới đều tăng. Do đó, các công ty sản xuất giấy có đủ tiềm lực đều có thể và cần tính đến việc mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, khi lên kế hoạch mở rộng, DN cần đảm bảo, thậm chí nâng cấp hơn nữa các chỉ tiêu về PTBV đã duy trì và tạo dựng trong suốt quá trình sản xuất trước đó. Trong đó, Công ty giấy Lee & Man là một trong số ít DN giấy FDI quy mô lớn có thế mạnh sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy tái chế. Cùng với các DN giấy đủ tiềm năng, Lee & Man được đánh giá có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mặt khác, những tiềm lực sẵn có cũng giúp DN này có nhiều điều kiện thuận lợi để duy trì PTBV khi mở rộng quy mô. Nhà máy Lee & Man đặt tại Hậu Giang sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất 420.000 tấn/năm với mức độ tự động hóa cao, cho phép sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp. Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng môi trường từ hoạt động sản xuất, công ty này đã đầu tư rất lớn cho khâu xử lý thải. Đơn cử, năm 2019 Công ty giấy Lee & Man đã nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng, dành hơn 6,7 tỷ đồng để gia cố, cải tiến hệ thống xử lý thải.

Bên cạnh đó, thừa hưởng sự đầu tư có trách nhiệm của DN, địa phương sẽ có điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Như Công ty giấy Lee & Man là một trong những DN đóng góp vào ngân sách tỉnh Hậu Giang cao nhất, hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó DN cũng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng của địa phương, góp vào quỹ an sinh xã hội tỉnh, xây nhà tình thương, trường mẫu giáo, hỗ trợ học bổng cho các em học sinh… Lee & Man cũng giúp giải quyết việc làm thêm cho hàng ngàn lao động địa phương. Cùng với đó là việc xây dựng ký túc xá quy mô bậc nhất ĐBSCL của DN nhằm đảm bảo chỗ ở tiện nghi cho công nhân viên và người thân. Hiện tại, DN có hơn 1.100 nhân viên với hơn 95% là người Việt.

Nói về chiến lược của DN trong việc theo đuổi xu hướng PTBV, ông Patrick Chung, Tổng giám đốc Lee & Man Việt Nam, chia sẻ: “Bên cạnh sự đầu tư tài chính, chúng tôi không ngừng hướng tới sự sáng tạo, đổi mới, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh… Mặt khác, chúng tôi luôn truyền tải tinh thần PTBV đến mỗi nhân viên để chính họ cùng với công ty sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu này”.

Có thể nói, PTBV là câu chuyện đường dài. Việc mở rộng quy mô là tín hiệu tích cực, cho thấy việc kinh doanh hiệu quả và khả năng gắn bó lâu dài của DN. Với PTBV, dù mở rộng quy mô sản xuất tới đâu, đảm bảo an toàn môi trường vẫn là yếu tố DN cần duy trì và phát huy.

Thái Quyền

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/kinh-te/nganh-giay-phat-trien-ben-vung-tu-3-tru-cot-78142.html