Nghề giáo - Nghề cao quý nhất!

Ngày nhà giáo Việt Nam là dịp đặc biệt để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với thầy cô, đồng thời cũng là cơ hội để nhà giáo suy ngẫm về bản thân và nghề nghiệp của mình.

Trong tâm trí của người Việt Nam thì Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trở thành một ngày đặc biệt. Đây cũng được xem là ngày lễ “tôn sư trọng đạo”, tôn vinh các cô giáo, thầy giáo đang miệt mài với sự nghiệp “trồng người”.

Giáo viên, hay “những người lái đò” vẫn đang miệt mài đưa các thế hệ trẻ sang bến bờ của tri thức. Họ vẫn hằng ngày đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo làm người cho bao thế hệ dân tộc Việt Nam.

Trải qua nhiều giai đoạn, nghề dạy học luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Và giáo dục cũng đã được xác định là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy, người cô càng được tôn vinh.

Bác Hồ đã từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”. Dĩ nhiên ai cũng biết sự cao quy của nghề nhà giáo, người giữ được chuẩn mực với ngành nghề lại càng được quý trọng hơn.

Cơ bản, giáo dục là chủ đạo ở việc sử dụng những ưu điểm của di truyền, những mặt tích cực của môi trường của cá nhân để thúc đẩy phát triển con người. Song song, giáo dục cũng khắc phục những khiếm khuyết, ngăn chặn tác động xấu của môi trường và kiềm chế những nhu cầu tiêu cực của cá nhân để uốn nắn con người trước khi tiếp xúc với xã hội.

Bản lĩnh của mỗi nhà giáo là phải giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này. Đồng thời, người làm giáo viên bắt buộc vừa phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. (Ảnh minh họa)

Bản lĩnh của mỗi nhà giáo là phải giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này. Đồng thời, người làm giáo viên bắt buộc vừa phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. (Ảnh minh họa)

Là những người cầm đuốc rọi sáng đường đi cho các thế hệ tri thức, người giáo viên luôn phải ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Tiếng gọi thân thương “thầy – cô” có thể bị xóa nhòa bởi những lệch lạc trong tư tưởng của bản thân. Hơn hết, bản thân của người giáo viên cũng phải là một tấm gương sáng để các thế hệ học sinh noi theo.

Tuy nhiên, trong đời sống xã hội ngày nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, những giá trị đạo đức trong lĩnh vực giáo dục có nguy cơ bị suy giảm, phá vỡ. Nếu con người không giữ vững vai trò, vị trí của mình trong công việc và quan hệ xã hội tiêu cực ắt hẳn là điều sẽ xảy ra. Chẳng ai mong muốn nhưng các vấn đề tiêu cực vẫn diển ra âm ỉ.

Nghiêm túc nhìn nhận trong thời gian qua rằng vẫn còn rải rác đó đây, nhiều tì vết của ngành giáo dục vẫn gây bức xúc cho dư luận. Bởi những sự việc, hành động không đáng có trong một hệ thống tri thức đã làm suy giảm uy tín của ngành giáo dục.

Thẳng thắn mà nói, cuộc sống của người giáo viên hiện nay sẽ có nhiều lo toan giữa bộn bề “sóng gió”. Những thầy cô - giáo viên đứng giữa tứ phía của lợi danh, tính toán của cuộc đời. Nhiều trường hợp sẵn sàng đánh đổi, bán mua cả trí tuệ, tâm hồn và đạo đức trong bối cảnh đời sống thực tại vốn đang đề cao những giá trị lợi danh, vật chất.

Nhưng, đã là những người được tôn trọng bậc nhất, giáo viên cần phân định rõ ràng những ranh giới cần thiết cho cuộc sống. Hãy thực sự là nơi đáng tin cậy để phụ huynh và học sinh gửi gắm sự tin tưởng. Để ngành giáo dục thực sự đi đúng hướng ươm mầm tài năng cho đất nước, mỗi các nhân cần tự ý thức đến công việc của mình.

Thầy cô hãy thực sự là nơi đáng tin cậy để phụ huynh và học sinh gửi gắm sự tin tưởng.

Thầy cô hãy thực sự là nơi đáng tin cậy để phụ huynh và học sinh gửi gắm sự tin tưởng.

Bản lĩnh của mỗi nhà giáo là phải giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này. Đồng thời, người làm giáo viên bắt buộc vừa phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. Có bản lĩnh, ắt hẳn sẽ phát triển trong mọi môi trường khắt nghiệt nhất.

Mong rằng với những sự nỗ lực của giáo viên và sự đồng hành của toàn xã hội, các hạn chế, yếu kém sẽ dần được khắc phục. Các mầm xanh sẽ lại phát triển mạnh mẽ, đúng như kỳ vọng của phụ huynh, của học sinh cũng như định hướng phát triển giáo dục của đất nước.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, cầu chúc cho tất cả các thầy, cô giáo sẽ luôn đủ sức khỏe, thừa hạnh phúc và tràn đầy yêu thương. Bằng tất cả những say mê của mình, mong các thầy cô sẽ hết lòng vì học sinh thân yêu cho đến khi rời bục giảng. Sự toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp “trồng người” chính là yếu tố then chốt cho một ngành giáo dục bền vững. Cũng mong xã hội sẽ tạo điều kiện để thầy cô được "sống sạch" với nghề.

Xin được tri ân những người đã tận tụy vì các thế hệ trẻ của Việt Nam. Nghề giáo sẽ mãi là nghề cao quý nhất!

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/nghe-giao-nghe-cao-quy-nhat-586160.html