Ngôi sao sáng tối khác thường
Ngôi sao có ký hiệu KIC 8462852 mờ tỏ theo chu kỳ khiến các nhà khoa học bối rối. Hơn nữa, họ nghi ngờ thuyết dựa trên hiện tượng nhóm sao Chổi che khuất đối tượng thiên văn bí ẩn này.
Ngôi sao KIC 8462852 lúc sáng lúc tối theo chu kỳ. Đôi lúc độ sáng của nó giảm tới 20%. Các nhà khoa học ngay lập tức tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng bất thường này, bởi một hành tinh kích cỡ như sao Mộc khi đi ngang qua mặt trời cũng chỉ có thể ngăn được cùng lắm là 1% lượng ánh sáng. Một trong các giả thuyết cho rằng, cấu trúc trong không gian do một nền văn minh lạ xây dựng đã hấp thụ năng lượng mặt trời. Một giả thuyết khác cho rằng, nhóm sao Chổi đã gây ra hiện tượng đó.
Hiện tượng càng trở nên phức tạp khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng, lượng ánh sáng giảm đáng kể từ 100 năm nay, mà điều này là bất khả thi nếu xét trong phạm vi hành xử của chính đối tượng thiên văn. Ở đây cần nói đến thuyết về nhóm sao chổi che khuất đối tượng thiên văn theo chu kỳ. Các nhà khoa học cho rằng, mỗi lần chỉ cần khoảng 36 sao Chổi với chiều dài mỗi sao Chổi 200 m là đủ để làm ngôi sao lu mờ. Nếu chúng ta xét sự thay đổi được ghi nhận trong khoảng vài chục năm, thì số lượng sao Chổi phải là 648.000 sao Chổi. Đây là điều rất khó xảy ra trong thực tế.
Các nhà khoa học quyết định tìm kiếm lời giải ở chỗ khác – trong các kết quả thu thập được từ nhiều năm. Hóa ra, sự thay đổi có nguyên nhân ở việc sử dụng các loại kính viễn vọng khác nhau, đặc biệt là trong những năm 80 và 90 thế kỷ trước.
Nếu như máy móc thật sự gây ra sự khác biệt trong xác định độ sáng của ngôi sao, thì những thay đổi được quan sát hiện nay vẫn có thể có nguyên nhân từ sự hiện diện của 36 sao Chổi như đã nói ở trên. Đồng thời, thuyết về các cấu trúc của người ngoài hành tinh hấp thụ năng lượng ngôi sao trở nên ít tin cậy.
Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/ngoi-sao-sang-toi-khac-thuong-1872040-b.html