Người bệnh hẹp động mạch thận cần lưu ý gì trong tập luyện?

Tập thể dục đều đặn là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa, kiểm soát triệu chứng bệnh hẹp động mạch thận. Vậy khi tập luyện, người bệnh cần lưu ý gì để tránh gây hại sức khỏe?

1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận là sự giảm lưu lượng dòng máu qua một hoặc hai động mạch thận chính hoặc các nhánh của chúng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do huyết khối, xơ vữa động mạch hoặc loạn sản xơ cơ. Giảm tưới máu thận dẫn đến tăng huyết áp mạch thận và làm suy thận.

Các biện pháp điều trị hẹp động mạch thận bao gồm thay đổi lối sống, thuốc và phẫu thuật. Trong đó, thay đổi lối sống - bằng việc ăn thực phẩm phù hợp, hạn chế muối, tăng cường hoạt động thể chất, giảm căng thẳng, từ bỏ rượu bia và thuốc lá - có vai trò quan trọng nhằm kiểm soát huyết áp, giảm các thành phần mỡ có hại trong máu, giảm tiến triển của xơ vữa động mạch.

Hoạt động thể chất một cách thường xuyên sẽ giúp tâm lý người bệnh vui vẻ, sảng khoái, giải tỏa lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh là việc làm cần thiết để phòng ngừa hẹp động mạch thận.

Hẹp động mạch thận là sự giảm lưu lượng dòng máu qua một hoặc hai động mạch thận chính hoặc các nhánh của chúng.

Hẹp động mạch thận là sự giảm lưu lượng dòng máu qua một hoặc hai động mạch thận chính hoặc các nhánh của chúng.

2. Người bệnh hẹp động mạch thận nên tập luyện như thế nào?

Người bệnh hẹp động mạch thận nên duy trì thói quen tập luyện đều đặn, ở cường độ phù hợp. Không phải cứ tập cường độ cao mới tốt cho sức khỏe. Điều quan trọng là người bệnh cần duy trì thói quen vận động thường xuyên, lâu dài để duy trì cơ thể khỏe mạnh, cân đối.

Tùy từng thể trạng, tình trạng bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về hình thức cũng như cường độ, tần suất tập sao cho phù hợp với bản thân mình. Một số bài tập phù hợp với người bệnh hẹp động mạch thận như:

- Đi bộ:

Đi bộ nhẹ nhàng phù hợp với hầu hết mọi người, bao gồm người bệnh hẹp động mạch thận. Đây là thói quen tốt dễ thực hiện giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp. Hơn nữa, nếu đi bộ nhanh trên 3 giờ/tuần sẽ có cơ hội giảm tới 35% nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Hãy bắt đầu đi bộ một quãng ngắn, có thể chỉ quanh nhà hoặc sân gần nhà. Mỗi buổi tập nên khởi động chậm rãi, sau đó tăng tốc nhẹ nhàng và đều đặn.

Nếu cảm thấy mệt thì đi chậm dần rồi nghỉ ngơi. Đơn giản nhất là đi bộ 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối, ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Đi bộ ngoài trời hoặc đi trên máy chạy bộ đều có hiệu quả.

- Bơi lội:

Bơi lội thường xuyên sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sự co bóp của tim, giảm huyết áp và làm tăng dung tích phổi.

Thời gian luyện tập lý tưởng để cải thiện sức khỏe tim mạch là 150 phút bơi mỗi tuần. Người bệnh nên lưu ý chỉ nên bơi nhẹ nhàng, không bơi nhanh và lặn vì nín thở sẽ gây ra nguy hiểm cho tim mạch.

- Đạp xe:

Đạp xe cũng là một gợi ý tốt cho người bệnh hẹp động mạch thận nói riêng và bệnh tim mạch nói chung. Hoạt động này không quá khó để thực hiện, chỉ cần có một chiếc xe đạp, ai cũng có thể tham gia được.

Nghiên cứu cho thấy, đạp xe là một trong những bài tập lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo liên quan đến tim và ung thư. Ngoài đạp xe ngoài trời, bạn có thể tập đạp xe trong nhà giúp tự chủ trong việc luyện tập cũng như tránh được các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình tập.

Nghiên cứu cho thấy, đạp xe là một trong những bài tập lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo liên quan đến tim và ung thư.

Nghiên cứu cho thấy, đạp xe là một trong những bài tập lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo liên quan đến tim và ung thư.

3. Lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh hẹp động mạch thận

Để đảm bảo tập luyện an toàn, trước mỗi buổi tập cần khởi động kỹ, bắt đầu tập với cường độ nhẹ, sau đó tăng tốc và giảm dần trước khi kết thúc. Đối với người mới bắt đầu tập luyện, nên bắt đầu thật chậm, tăng dần thời gian và cường độ vận động nếu thấy đủ sức.

Trong quá trình vận động, cần lưu ý:

- Lắng nghe cơ thể, tránh những hoạt động gây các triệu chứng khó thở, choáng váng, chóng mặt… nếu xảy ra những dấu hiệu này, phải dừng tập ngay.

- Không tập luyện khi đói hoặc ngay sau bữa ăn.

- Khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cần lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp để tránh gây hại sức khỏe. Ví dụ như điều chỉnh giờ đi tập nếu tập ngoài trời...

- Thay đổi đa dạng các bài tập để tránh nhàm chán. Có thể rủ thêm người thân, bạn bè cùng tham gia để duy trì động lực tập luyện.

- Mặc quần áo thoáng mát, mang giày nhẹ có dây buộc hoặc giày vải.

Mời bạn đọc xem thêm:

ThS.BS Nguyễn Thu Huyền

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-benh-hep-dong-mach-than-can-luu-y-gi-trong-tap-luyen-16924110511102785.htm