Người dân nô nức tạo dáng trên phố ông đồ ở TP.HCM

Phố ông đồ được tổ chức trên mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM) từ ngày 13/1 đến ngày 17/2 (13 tháng Chạp đến mùng 3 Tết) thu hút hàng nghìn người tới tham quan.

 Như một thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM lại trở thành điểm hẹn du xuân của người dân thành phố và du khách. Những ngày này, rất đông người dân đã đổ về đây với những bộ áo dài xúng xính cùng nhau du xuân.

Như một thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM lại trở thành điểm hẹn du xuân của người dân thành phố và du khách. Những ngày này, rất đông người dân đã đổ về đây với những bộ áo dài xúng xính cùng nhau du xuân.

 Với thông điệp gìn giữ truyền thống dân tộc tại lễ hội này, anh Nguyễn Hồng Phúc - Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên cho biết, năm nay là năm thứ 13 diễn ra lễ hội Tết Việt tại Nhà văn hóa Thanh niên và nét nổi bật của năm nay chính là ý tưởng mang đậm nét truyền thống.

Với thông điệp gìn giữ truyền thống dân tộc tại lễ hội này, anh Nguyễn Hồng Phúc - Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên cho biết, năm nay là năm thứ 13 diễn ra lễ hội Tết Việt tại Nhà văn hóa Thanh niên và nét nổi bật của năm nay chính là ý tưởng mang đậm nét truyền thống.

 Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm nghệ thuật thư pháp, xin chữ đầu năm cho một năm nhiều may mắn và hạnh phúc. Năm nay, đường mai vàng và phố ông đồ được mở cửa từ ngày 13/1 đến ngày 17/2 (13 tháng Chạp đến mùng 3 Tết).

Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm nghệ thuật thư pháp, xin chữ đầu năm cho một năm nhiều may mắn và hạnh phúc. Năm nay, đường mai vàng và phố ông đồ được mở cửa từ ngày 13/1 đến ngày 17/2 (13 tháng Chạp đến mùng 3 Tết).

 Dưới những gốc mai vàng rực rỡ là phố ông đồ với khoảng 30 gian hàng được trang trí, trưng bày bắt mắt bởi những câu đối, lời chức hay những bức họa thư đặc sắc. Tất cả du khách hầu hết đều tỏ ra thích thú vì đươc tận mắt chứng kiến hoạt động xin chữ được tái hiện.

Dưới những gốc mai vàng rực rỡ là phố ông đồ với khoảng 30 gian hàng được trang trí, trưng bày bắt mắt bởi những câu đối, lời chức hay những bức họa thư đặc sắc. Tất cả du khách hầu hết đều tỏ ra thích thú vì đươc tận mắt chứng kiến hoạt động xin chữ được tái hiện.

 Đa số những ông đồ tại đây là các bạn trẻ làm nhiều ngành nghề khác nhau như giáo viên, kiến trúc sư, thiết kế…thậm chí là sinh viên. Nhưng tất cả đều có chung niềm đam mê viết chữ thư pháp và là thành viên của các CLB thư pháp trong thành phố.

Đa số những ông đồ tại đây là các bạn trẻ làm nhiều ngành nghề khác nhau như giáo viên, kiến trúc sư, thiết kế…thậm chí là sinh viên. Nhưng tất cả đều có chung niềm đam mê viết chữ thư pháp và là thành viên của các CLB thư pháp trong thành phố.

 Một ông đồ "nhí" viết câu đối lên phong bao lì xì.

Một ông đồ "nhí" viết câu đối lên phong bao lì xì.

 Các bức họa, câu đối tại đây có giá dao động từ 30 - 500 nghìn đồng, tùy kích cỡ.

Các bức họa, câu đối tại đây có giá dao động từ 30 - 500 nghìn đồng, tùy kích cỡ.

 Xin một bức họa thư có chữ Cha Mẹ, bạn Nhật Linh (quê Hà Tĩnh) chia sẻ: "Cha mẹ mình đều làm nông, quanh năm đầu tắt mặt tối với ruộng đồng để lo cho mình đi học. Mình rất thương cha mẹ, bức họa thư này mình xin về để treo trong nhà, như một lời nhắc nhở mình phải luôn hiếu thảo, ghi nhớ công ơn của đấng sinh thành".

Xin một bức họa thư có chữ Cha Mẹ, bạn Nhật Linh (quê Hà Tĩnh) chia sẻ: "Cha mẹ mình đều làm nông, quanh năm đầu tắt mặt tối với ruộng đồng để lo cho mình đi học. Mình rất thương cha mẹ, bức họa thư này mình xin về để treo trong nhà, như một lời nhắc nhở mình phải luôn hiếu thảo, ghi nhớ công ơn của đấng sinh thành".

 Nhóm bạn trẻ cùng nhau xin chữ.

Nhóm bạn trẻ cùng nhau xin chữ.

 Bạn Thúy An (quê Lâm Đồng) chia sẻ: "Mỗi dịp Tết đến xuân về, mình lại háo hức tới phố ông đồ chụp ảnh. Đối với mình, đây là một cách để lưu giữ lại khoảnh khắc đáng yêu của dịp Tết, hơn nữa, không phải lúc nào Sài Gòn cũng có phố ông đồ như thế này, đây là một hoạt động mình thấy rất ý nghĩa".

Bạn Thúy An (quê Lâm Đồng) chia sẻ: "Mỗi dịp Tết đến xuân về, mình lại háo hức tới phố ông đồ chụp ảnh. Đối với mình, đây là một cách để lưu giữ lại khoảnh khắc đáng yêu của dịp Tết, hơn nữa, không phải lúc nào Sài Gòn cũng có phố ông đồ như thế này, đây là một hoạt động mình thấy rất ý nghĩa".

 Hai chị em cùng nhau tạo dáng với họa thư vừa xin được.

Hai chị em cùng nhau tạo dáng với họa thư vừa xin được.

 Nhóm bạn trẻ xúng xính áo dài, tạo dáng e thẹn giữa đường mai vàng.

Nhóm bạn trẻ xúng xính áo dài, tạo dáng e thẹn giữa đường mai vàng.

 Trải qua 12 năm gắn bó cùng người dân thành phố, nơi đây luôn là điểm hẹn của người dân, đặc biệt là các bạn trẻ trong những ngày đón xuân. Hình ảnh mai vàng nở rộ, ông đồ cho chữ, câu đối Tết, bao lì xì đỏ rực một góc đường khiến ai tới đây cũng cảm thấy không khí mùa xuân đang cận kề hơn bao giờ hết.

Trải qua 12 năm gắn bó cùng người dân thành phố, nơi đây luôn là điểm hẹn của người dân, đặc biệt là các bạn trẻ trong những ngày đón xuân. Hình ảnh mai vàng nở rộ, ông đồ cho chữ, câu đối Tết, bao lì xì đỏ rực một góc đường khiến ai tới đây cũng cảm thấy không khí mùa xuân đang cận kề hơn bao giờ hết.

Tuệ Lâm

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-nguoi-dan-no-nuc-tao-dang-tren-pho-ong-do-o-tphcm-d455117.html