Nguyên nhân nào dẫn đến tai biến địa chất?
Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển. Nguyên nhân chính là do lớp vỏ Trái Đất hoàn toàn không đồng nhất về thành phần và chiều dày, khiến lớp vỏ này trong thực tế luôn chuyển động gây nên tai biến địa chất.
Tai biến địa chất là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển. Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển. Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm núi lửa phun, động đất, nứt đất, lún đất, trượt lở đất. Chúng liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra bên trong lòng Trái Đất.
Nguyên nhân chính là do lớp vỏ Trái Đất hoàn toàn không đồng nhất về thành phần và chiều dày, có những khu vực vỏ Trái Đất mỏng manh hoặc các hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ Trái Đất thành những khối, mảng nhỏ. Do vậy, lớp vỏ Trái Đất trong thực tế luôn chuyển động theo chiều đứng cũng như chiều ngang.
Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển, tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển.
Tại các khu vực vỏ Trái Đất có kết cấu yếu, dòng nhiệt xuất phát từ mantia dưới dạng đất đá nóng chảy (dung nham) hoặc khói, hơi nước, chảy theo độ dốc địa hình kéo theo các tác động hủy diệt đối với con người và môi trường sống. Những điểm xuất hiện sự phun trào đất đá nóng chảy hoặc bụi, hơi nước được gọi là núi lửa. Các vùng như vậy phân bố có quy luật trên Trái Đất tạo thành đai núi lửa. Hai đai núi lửa nổi tiếng được biết trên Trái Đất là đai núi lửa Ðịa Trung Hải và đai núi lửa Thái Bình Dương.
Ngoài ra, sự phun trào dung nham hoặc sự dịch chuyển của các khối đất đá trong vỏ Trái Đất thông thường xảy ra một cách từ từ nhưng đôi khi cũng xảy ra một cách đột ngột, tạo nên hiện tượng động đất có mức độ phá hoại mạnh. Các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản trong lòng đất, xây dựng các hồ chứa nước lớn đôi khi cũng gây ra động đất kích thích và các khe nứt nhân tạo.
Trên bề mặt Trái Đất, hoạt động của nước và gió gây ra sự xói mòn. Xói mòn do nước mưa là dạng xói mòn phổ biến nhất. Ở Việt Nam, hàng năm lượng đất xói mòn do mưa trên một ha đất vùng núi và trung du có tới vài trăm tấn. Xói mòn do gió thường gặp ở những nơi gió có tốc độ thường xuyên lớn, trong các vùng lớp phủ thực vật kém phát triển.
Bên cạnh đó, trượt lở đất là một dạng biến đổi bề mặt Trái Đất khác. Tại đây, một khối lượng đất đá khác theo các bề mặt đặc biệt bị trọng lực kéo trượt xuống các địa hình thấp. Bề mặt trượt có thể là các bề mặt khe nứt hoặc các lớp đất đá có tính chất cơ lý yếu như đất sét thấm nước. Hiện tượng trượt lở đất thường xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi vào thời kỳ mưa nhiều hàng năm. Các hoạt động như mở đường, khai thác khoáng sản đang làm xuất hiện tác nhân trượt lở đất nhân tạo. Một số hiện tượng tự nhiên khác như sóng biển, thay đổi dòng chảy của các dòng sông cũng tạo nên sự trượt lở đất.