Nhận 'sát thủ' Stinger, Ukraine đặt phi đoàn trực thăng Nga vào lưới lửa tử thần

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Kusti Salm ngày 25/2 cho biết, nước này sẽ viện trợ tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine nhằm chống lại các cuộc tấn công từ Nga.

Nga cho biết đã huy động khoảng 200 trực thăng để tổ chức các đợt tấn công xâm nhập vào lãnh thổ Ukraine, nhiều sân bay và các căn cứ quân sự của Kiev đã bị thất thủ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các nước Đông Âu và cộng đồng quốc tế viện trợ cho họ để chống lại cuộc tấn công của Nga. (Hình ảnh phi đoàn trực thăng Nga tấn công xâm nhập vào một sân bay của Ukraine).

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các nước Đông Âu và cộng đồng quốc tế viện trợ cho họ để chống lại cuộc tấn công của Nga. (Hình ảnh phi đoàn trực thăng Nga tấn công xâm nhập vào một sân bay của Ukraine).

"Chúng tôi đang cung cấp 25.000 gói thực phẩm khô, thiết bị y tế, trang bị cá nhân, đạn dược, tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin và tên lửa phòng không cho Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Kusti Salm ngày 25/2 cho biết.

"Chúng tôi đang cung cấp 25.000 gói thực phẩm khô, thiết bị y tế, trang bị cá nhân, đạn dược, tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin và tên lửa phòng không cho Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Kusti Salm ngày 25/2 cho biết.

Nếu có trong tay sát thủ phòng không tầm thấp này, quân đội Ukraine có thể tạo ra bước ngoặt trên chiến trường khi mà họ đang thất thế trước các phi đoàn trực thăng bao gồm trực thăng vận Mi-8 và trực thăng tấn công Ka-52.

FIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa vác vai đất đối không (MANPADS) do General Dynamics thiết kế và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ cuối những năm 1970 tới nay.

FIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa vác vai đất đối không (MANPADS) do General Dynamics thiết kế và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ cuối những năm 1970 tới nay.

Với đơn giá tương đối rẻ, 38.000 USD/quả, Stinger đã được Mỹ xuất khẩu tới 18 quốc gia trên thế giới và thậm chí là cả một vài tổ chức khủng bố toàn cầu như mạng lưới al-Qeada.

Với đơn giá tương đối rẻ, 38.000 USD/quả, Stinger đã được Mỹ xuất khẩu tới 18 quốc gia trên thế giới và thậm chí là cả một vài tổ chức khủng bố toàn cầu như mạng lưới al-Qeada.

Tên lửa Mỹ Stinger được tích hợp khả năng nhận diện bạn thù, nó sẽ không khai hỏa nếu nhắm vào máy bay Mỹ.

Tên lửa Mỹ Stinger được tích hợp khả năng nhận diện bạn thù, nó sẽ không khai hỏa nếu nhắm vào máy bay Mỹ.

Taliban từng dùng chính loại tên lửa này để đánh vào không quân Mỹ khi nước này tiến hành cuộc chiến tại Afghanistan. Tuy nhiên họ đã chào thua vì không thể bẻ khóa được loại tên lửa này.

Taliban từng dùng chính loại tên lửa này để đánh vào không quân Mỹ khi nước này tiến hành cuộc chiến tại Afghanistan. Tuy nhiên họ đã chào thua vì không thể bẻ khóa được loại tên lửa này.

FIM-92 Stinger được thiết kế với chiều dài 1,52 m, đường kính trong 70 mm, trọng lượng phóng 15,2 kg.

FIM-92 Stinger được thiết kế với chiều dài 1,52 m, đường kính trong 70 mm, trọng lượng phóng 15,2 kg.

Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.

Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.

Đạn tên lửa FIM-92 Stinger được đẩy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2.

Đạn tên lửa FIM-92 Stinger được đẩy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2.

Chưa dừng lại với thành công trong quá khứ, Mỹ tiếp tục nâng cấp loại tên lửa phòng không vác vai này.

Chưa dừng lại với thành công trong quá khứ, Mỹ tiếp tục nâng cấp loại tên lửa phòng không vác vai này.

Theo Business Insider, Quân đội Mỹ đã quyết định trang bị cho tên lửa FIM-92 Stinger ngòi nổ mới có thể diệt mục tiêu mà không cần tiếp xúc.

Theo Business Insider, Quân đội Mỹ đã quyết định trang bị cho tên lửa FIM-92 Stinger ngòi nổ mới có thể diệt mục tiêu mà không cần tiếp xúc.

Ngòi nổ cận đích mới Mỹ phát triển và tuyên bố thử nghiệm thành công.

Ngòi nổ cận đích mới Mỹ phát triển và tuyên bố thử nghiệm thành công.

Ngòi nổ cận đích do Raytheon chế tạo sẽ giúp tên lửa kích nổ ngay cả khi không chạm được vào mục tiêu và có thể khiến máy bay bị hư hỏng nặng, thậm chí bị tiêu diệt hoàn toàn.

Ngòi nổ cận đích do Raytheon chế tạo sẽ giúp tên lửa kích nổ ngay cả khi không chạm được vào mục tiêu và có thể khiến máy bay bị hư hỏng nặng, thậm chí bị tiêu diệt hoàn toàn.

Trường hợp xấu nhất, một vụ nổ gần mục tiêu cũng sẽ khiến phi công đối phương mất nhiều thời gian đánh giá thiệt hại, tạo điều kiện cho kíp bắn di chuyển đến nơi trú ẩn hoặc khai hỏa tên lửa thứ hai.

Trường hợp xấu nhất, một vụ nổ gần mục tiêu cũng sẽ khiến phi công đối phương mất nhiều thời gian đánh giá thiệt hại, tạo điều kiện cho kíp bắn di chuyển đến nơi trú ẩn hoặc khai hỏa tên lửa thứ hai.

Ngòi nổ cận đích cũng giúp Stinger cải thiện khả năng đối phó với các máy bay không người lái cỡ nhỏ, vốn rất dễ bị bắn hạ dù chỉ bằng một mảnh văng của đầu đạn.

Ngòi nổ cận đích cũng giúp Stinger cải thiện khả năng đối phó với các máy bay không người lái cỡ nhỏ, vốn rất dễ bị bắn hạ dù chỉ bằng một mảnh văng của đầu đạn.

Các cuộc thử nghiệm tại căn cứ Eglin ở Florida cho thấy tên lửa Stinger trang bị ngòi nổ cận đích này đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%.

Các cuộc thử nghiệm tại căn cứ Eglin ở Florida cho thấy tên lửa Stinger trang bị ngòi nổ cận đích này đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%.

Các kỹ sư Mỹ cũng đang nghiên cứu chế tạo biến thể trực thăng tấn công Apache có khả năng mang theo Stinger với đầu đạn mới.

Các kỹ sư Mỹ cũng đang nghiên cứu chế tạo biến thể trực thăng tấn công Apache có khả năng mang theo Stinger với đầu đạn mới.

Ngoài việc được trang bị ngòi nổ cận đích, Chương trình nâng cấp còn giúp các tên lửa Stinger kéo dài tuổi thọ hoạt động của mình.

Ngoài việc được trang bị ngòi nổ cận đích, Chương trình nâng cấp còn giúp các tên lửa Stinger kéo dài tuổi thọ hoạt động của mình.

Bên cạnh đó là việc thay thế các linh kiện đã bị lão hóa và hiện đại hóa nâng cấp phần cứng mới. Điều này sẽ giúp tên lửa Stinger bước qua một trang sử mới với năng lực chiến đấu vượt trội.

Bên cạnh đó là việc thay thế các linh kiện đã bị lão hóa và hiện đại hóa nâng cấp phần cứng mới. Điều này sẽ giúp tên lửa Stinger bước qua một trang sử mới với năng lực chiến đấu vượt trội.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhan-sat-thu-stinger-ukraine-dat-phi-doan-truc-thang-nga-vao-luoi-lua-tu-than-post496711.antd