Nhật Bản: Nợ hộ gia đình lần đầu tiên vượt thu nhập

Theo Khảo sát chi tiêu và thu nhập hộ gia đình của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, nợ phải trả của các hộ gia đình có hai người trở lên trung bình là 6,55 triệu yen (43.500 USD) vào năm 2023.

Ảnh tư liệu: Người dân di chuyển trên đường phố thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Ảnh tư liệu: Người dân di chuyển trên đường phố thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Nợ hộ gia đình ở Nhật Bản đang tăng nhanh hơn thu nhập giữa lúc giá nhà tăng vọt. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng duy trì các khoản thanh toán của những người vay khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cân nhắc tiếp tục tăng lãi suất.

Theo Khảo sát chi tiêu và thu nhập hộ gia đình của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, nợ phải trả của các hộ gia đình có hai người trở lên trung bình là 6,55 triệu yen (43.500 USD) vào năm 2023, vượt mức thu nhập trung bình hàng năm là 6,42 triệu yen lần đầu tiên trong khảo sát được thu thập từ năm 2002. Nợ cũng chưa bao giờ vượt thu nhập hàng năm trong một cuộc khảo sát tương tự từ những năm 1950.

Dữ liệu năm 2024 dường như cũng theo xu hướng tương tự. Tỷ lệ nợ so với tiết kiệm cũng đang ở mức cao nhất mọi thời đại.

Nhà kinh tế trưởng Takuya Hoshino tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, cho biết tình hình giá nhà tăng cao đang gây khó khăn cho người dân khi muốn mua nhà. Vì giá nhà tăng quá nhanh so với mức tăng của lương nên người mua phải vay nhiều tiền hơn, dẫn đến gánh nặng nợ nần tăng lên.

Giá căn hộ chung cư ở trung tâm Tokyo đã tăng đặc biệt nhanh chóng. Theo khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, khoản thế chấp và các khoản nợ liên quan đến nhà ở chiếm khoảng 90% tổng số nợ của các hộ gia đình.

Báo cáo dòng vốn của BoJ cũng cho thấy tổng dư nợ cho vay nhà ở trên toàn quốc đã đạt 229.000 tỷ yen (1.500 tỷ USD) vào cuối năm 2023.

Nhật Bản, tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9/2024 giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược so với mức dự báo trung bình của thị trường là tăng 0,5% và sau mức tăng đã điều chỉnh 5,5% ghi nhận vào tháng 8/2024.

Nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc và tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ đã đè nặng lên hoạt động xuất khẩu, trong khi sự phục hồi gần đây của đồng yen, một phần do việc BoJ bất ngờ tăng lãi suất vào cuối tháng 7/2024, càng làm giảm giá trị xuất khẩu.

Ông Kazuma Kishikawa, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Daiwa, cho biết: "Xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong những tháng tới do tình hình bất ổn, đặc biệt là trong nền kinh tế Trung Quốc". Ông lưu ý rằng nhu cầu nội địa của Trung Quốc dường như yếu hơn dự đoán và tác động từ các gói kích thích của nước này còn chậm.

Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Chín vừa qua, trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm 2,4%. Nhu cầu yếu đối với mặt hàng ô tô là nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm ở cả hai thị trường này.

Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình chưa được trang bị đầy đủ để xử lý rủi ro lãi suất. Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 5/2024 của cơ quan này, 23,1% số người được hỏi có khoản vay thế chấp điều chỉnh cho biết họ không có kế hoạch cụ thể nào để xử lý việc các khoản thanh toán tăng. Những người khác cho biết họ sẽ cắt giảm tiền tiết kiệm hoặc chi tiêu hàng ngày, nhưng không rõ liệu đó có phải là một lựa chọn khả thi hay không.

Lãi suất cao hơn dự kiến sẽ có lợi cho các hộ gia đình nói chung. Ví dụ, người cao tuổi có nhiều tiền tiết kiệm hơn nợ. Nhưng những người ở độ tuổi 30 sẽ bị ảnh hưởng. Năm 2023, các khoản nợ của các hộ gia đình ở độ tuổi 30 tương đương 270% thu nhập và 230% tiền tiết kiệm của họ, cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi.

Ông Hoshino cho biết dây là độ tuổi nhiều người kết hôn hoặc sinh con. Việc họ không có khả năng trả nợ có thể làm suy yếu các nỗ lực nhằm nâng cao tỷ lệ sinh của Nhật Bản, chẳng hạn như buộc họ phải sinh ít con hơn mong muốn.

Minh Hằng (Theo Nikkei Asia)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/nhat-ban-no-ho-gia-dinh-lan-dau-tien-vuot-thu-nhap/350961.html