Nhiều người Quảng Ngãi đang sống không điện, nước

Bão Molave đi qua, khu vực cảng Sa Kỳ thuộc xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chìm trong bóng tối. Đã 2 ngày nay, người dân chịu cảnh không điện, không nước.

 Trước khi bão Molave đổ bộ, toàn bộ xã Bình Châu được cắt điện để đảm bảo an toàn cho người dân.

Trước khi bão Molave đổ bộ, toàn bộ xã Bình Châu được cắt điện để đảm bảo an toàn cho người dân.

 Nhiều gia đình phải dùng nến, đèn pin để thắp sáng trong đêm tối.

Nhiều gia đình phải dùng nến, đèn pin để thắp sáng trong đêm tối.

 Cơn bão đổ bộ kèm theo gió lớn khiến nhiều cột điện bị đổ gãy. Dây điện chằng chịt khắp đường.

Cơn bão đổ bộ kèm theo gió lớn khiến nhiều cột điện bị đổ gãy. Dây điện chằng chịt khắp đường.

 Ông Nguyễn Văn Dương (thôn Tân Đức) tranh thủ buộc lại số dây điện bị gió bão làm đứt. “Vì thôn tôi thuộc phía cuối của đường điện nên phải chờ thợ sửa lâu hơn. Mỗi lần bão qua cũng mất 3-5 ngày sau mới có điện trở lại”, ông Dương chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Dương (thôn Tân Đức) tranh thủ buộc lại số dây điện bị gió bão làm đứt. “Vì thôn tôi thuộc phía cuối của đường điện nên phải chờ thợ sửa lâu hơn. Mỗi lần bão qua cũng mất 3-5 ngày sau mới có điện trở lại”, ông Dương chia sẻ.

 Ruộng hoa màu của gia đình ông Thu nằm trên ngọn đồi cuối thôn. Sau bão, ông ra kiểm tra cây cối nhà mình thì phát hiện gió lớn đã làm đổ gãy cột điện gần đó. Ông kéo lại số dây rồi buộc tạm lại để cố định, tránh nguy hiểm cho bà con ra thăm ruộng.

Ruộng hoa màu của gia đình ông Thu nằm trên ngọn đồi cuối thôn. Sau bão, ông ra kiểm tra cây cối nhà mình thì phát hiện gió lớn đã làm đổ gãy cột điện gần đó. Ông kéo lại số dây rồi buộc tạm lại để cố định, tránh nguy hiểm cho bà con ra thăm ruộng.

 Không có điện đồng nghĩa với việc nguồn nước sạch của các hộ dân cũng bị cắt. Gia đình của bà Dương Thị Mai có 4 người. Những ngày này, bà phải qua nhà hàng xóm xin nước về dùng. “Nhà có trẻ con, mình không tắm giặt thì được chứ chúng thì phải dùng nước nhiều”, bà chia sẻ.

Không có điện đồng nghĩa với việc nguồn nước sạch của các hộ dân cũng bị cắt. Gia đình của bà Dương Thị Mai có 4 người. Những ngày này, bà phải qua nhà hàng xóm xin nước về dùng. “Nhà có trẻ con, mình không tắm giặt thì được chứ chúng thì phải dùng nước nhiều”, bà chia sẻ.

 Bà Mai đổ nước vào những thùng nhựa rồi đậy lại cẩn thận để đảm bảo vệ sinh.

Bà Mai đổ nước vào những thùng nhựa rồi đậy lại cẩn thận để đảm bảo vệ sinh.

 Tại thôn Định Tân, người dân tập trung đông đúc quanh chiếc giếng khoan tập thể để lấy nước về dùng. Mọi vật dụng như bình, can, xô, chậu... đều được người dân tận dụng để chứa nước.

Tại thôn Định Tân, người dân tập trung đông đúc quanh chiếc giếng khoan tập thể để lấy nước về dùng. Mọi vật dụng như bình, can, xô, chậu... đều được người dân tận dụng để chứa nước.

 Cái giếng cũ này trở thành nguồn cung cấp nước cho hàng trăm hộ dân tại đây.

Cái giếng cũ này trở thành nguồn cung cấp nước cho hàng trăm hộ dân tại đây.

 Bà Tam dùng chiếc xe rùa đẩy 2 xô nước đầy về nhà. Không có điện, máy bơm không hoạt động được, nước sinh hoạt của gia đình bà tới hôm nay đã cạn kiệt.

Bà Tam dùng chiếc xe rùa đẩy 2 xô nước đầy về nhà. Không có điện, máy bơm không hoạt động được, nước sinh hoạt của gia đình bà tới hôm nay đã cạn kiệt.

 Trong khi bố mẹ đang ở nhà để dọn dẹp sau cơn bão, Hưng tranh thủ đẩy xe đi lấy nước. Vì không đủ sức, cậu bé 12 tuổi chỉ có thể mang 1 can mỗi lần. Từ sáng tới giờ, Hưng đã chở được 6 chuyến.

Trong khi bố mẹ đang ở nhà để dọn dẹp sau cơn bão, Hưng tranh thủ đẩy xe đi lấy nước. Vì không đủ sức, cậu bé 12 tuổi chỉ có thể mang 1 can mỗi lần. Từ sáng tới giờ, Hưng đã chở được 6 chuyến.

Thạch Thảo

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhieu-nguoi-quang-ngai-dang-song-khong-dien-nuoc-post1147479.html