Nhiều thách thức trong xuất khẩu lao động năm 2020

Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp trong vòng 10 năm trở lại đây công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở tỉnh ta vượt mức 1.400 người. Với kết quả ấn tượng đó, năm 2020 tỉnh ta tiếp tục giao chỉ tiêu cho các huyện, thành phố với tổng số 1.400 lao động đi xuất khẩu. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới như hiện nay, việc thực hiện được mục tiêu này là rất khó khăn.

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nho Quan gặp gỡ gia đình bà Bùi Thị Thúy ở xã Yên Quang.

Hoàn thiện mọi thủ tục, nộp xong mức phí trên 100 triệu đồngđể cho cậu con trai duy nhất Hoàng Công Huy đi XKLĐ ở Nhật Bản, giờ đây giađình bà Bùi Thị Thúy, ở thôn Yên Ninh, xã Yên Quang (huyện Nho Quan) như ngôìtrên đống lửa. Nếu theo lịch của công ty thực hiện XKLĐ, thì Huy đã bay vàongày 16/3, nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19, nên lịch bay đã rời lại.

BàThúy thở dài, vợ chồng bà đều làm nông nghiệp, cuộc sống hết sức khó khăn. Huylà con trai duy nhất trong gia đình, vợ chồng tôi đều mong muốn cháu có đượccuộc sống khấm khá hơn. Sau khi học xong THPT, cháu đi làm ở khá nhiều nơinhưng đều không ổn định. Gia đình quyết định cho cháu đi lao động có thời hạn ởNhật Bản với nghề xây dựng.

Để tham gia được vào đơn hàng này, cháu đã vượt quacác vòng thi tay nghề, thi tiếng. Gia đình tôi vay 100 triệu đồng từ Ngân hàngChính sách xã hội huyện để đủ kinh phí cho cháu đi xuất khẩu. Mọi công tácchuẩn bị đã sẵn sàng, tuy nhiên ngày bay thì vẫn chưa biết đến khi nào... Giađình tôi rất sốt ruột vì con chưa thể đi được, mà tiền trả lãi ngân hàng thìvẫn phải thực hiện.

Sau 5 năm đi lao động ở nước Nga, vợ chồng chị Nguyễn ThịThanh Nguyệt, thôn 2, xã Lạc Vân (huyện Nho Quan) về nước, xây dựng được ngôinhà khang trang, ổn định cuộc sống. Tuy vậy, với mong muốn tích cóp thêm số vốnđể phát triển kinh tế, chị Nguyệt quyết định đi XKLĐ thêm một thời gian nữa.Chị Nguyệt đã tham gia dự thi tay nghề cho một đơn hàng may cho thị trường NhậtBản. “Với tay nghề ổn, tôi đã vượt qua hàng chục lao động khác để dành một “vé”trong đơn hàng đi Nhật Bản lần này.

Lẽ ra, bây giờ tôi bước vào giai đoạn họctiếng Nhật trong thời gian 6 tháng trước khi bay sang Nhật Bản vào tháng11/2020. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19, việc học tập đã bị hoãn,chưa biết đến khi nào mới được tổ chức lại. Lịch bay của tôi chắc chắn sẽ phảilùi lại”- chị Nguyệt nói. Trong thời gian này, chị Nguyệt chủ động tìm hiểu vàđăng ký học trực tuyến để dần tích lũy kiến thức.

Nho Quan là đơn vịđược giao chỉ tiêu XKLĐ cao nhất của tỉnh, với 270 chỉ tiêu. Để thực hiện đượcchỉ tiêu này, ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấnthực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tuyển lao động cho công tácXKLĐ. Từ đầu năm đến nay, huyện Nho Quan có 13 người làm thủ tục hợp đồng vayvốn từ Ngân hàng chính sách để đi XKLĐ với mức vay từ 50-100 triệu đồng, thamgia chủ yếu vào thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hiện có 10 người đãxuất cảnh, còn 3 trường hợp đã được giải ngân nhưng chưa thể bay do tình hìnhdịch bệnh Covid-19. Tại các xã, thị trấn, mặc dù có nhiều người đăng ký đi XKLĐđã hoàn thành việc thi tay nghề nhưng việc học ngoại ngữ tại các trung tâm bịdừng, người lao động chờ dịch ổn định mới tập trung lại.

Theo chị Trần Thị Hòa,công chức Văn hóa – Xã hội xã Lạc Vân (huyện Nho Quan), mặc dù tình hình dịchbệnh khiến công tác XKLĐ tạm dừng, nhưng chúng tôi xác định rõ, đây chỉ là tìnhhuống tạm thời, trong khi đó XKLĐ là cả một quá trình chuẩn bị.

Trước mắt,chúng tôi vẫn tiếp tục lựa chọn phương pháp tuyên truyền phù hợp, an toàn đểtuyên truyền cho người dân hiểu lợi ích của công tác XKLĐ và có quá trình chuẩnbị, tích lũy kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng nghề, sẵn sàng tham gia dự tuyển cácđơn hàng ở thị trường lao động chất lượng cao.

Đối với huyện Yên Mô, chỉ tiêu đưa 190 lao động đi xuất khâủnăm nay cũng được xem là thử thách khó. Ông Bùi Văn Vợi, Trưởng phòng Lao động,Thương binh và Xã hội huyện Yên Mô cho biết: Đầu năm là thời điểm nhiều laođộng đi xuất khẩu nhất trong năm khi các thủ tục đã được hoàn thiện từ cuối nămtrước. Đây cũng là dịp nhiều công ty, đơn vị làm công tác tuyển dụng lao độngđi xuất khẩu về địa phương để tuyên truyền, tư vấn cho người lao động.

Nêúnhững năm trước, vào thời điểm này có từ 5-7 doanh nghiệp về thực hiện tuyêntruyền XKLĐ thì năm nay mới chỉ có 1 doanh nghiệp đăng ký, tuy nhiên do dịchbệnh, tránh tụ tập đông người nên địa phương chưa đồng ý. Với tình hình này,công tác XKLĐ sẽ gặp khó khăn.

Tuy nhiên, một thuận lợi ở Yên Mô đó là các xã,thị trấn đều xác định XKLĐ là con đường giải quyết việc làm hiệu quả nên rấtquan tâm cho công tác này. ở thời điểm hiện tại, huyện Yên Mô cố gắng bằng nhiêùcách tuyên truyền, vận động để người lao động học nghề, học ngoại ngữ nâng caotrình độ, từ đó có nguồn lao động chất lượng cao cho xuất khẩu. Lao động muốnđi XKLĐ vẫn đăng ký, huyện sẽ tiếp nhận, nhưng phải chờ khi nào có chủ trươngchung thì thực hiện theo.

Mục tiêu của tỉnh Ninh Bình trong năm 2020 là sẽ đưa 1.400lao động đi xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện tại, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hôịcũng đã chỉ đạo tạm dừng đưa lao động đi làm việc ở các nước có dịch Covid-19.Trong khi đó, thị trường mà tỉnh đang hướng tới là Nhật Bản và Hàn Quốc đều đãxuất hiện dịch bệnh.

Theo lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, dù khơỉđộng khó khăn do tình hình chung, nhưng tỉnh ta vẫn xác định tập trung cho côngtác XKLĐ. Thời điểm hiện nay tuy khó khăn để lao động xuất cảnh, song lại là “giaiđoạn vàng” để tạo nguồn lao động, giúp người lao động có sự chuẩn bị kỹ lưỡngtrước khi các thị trường lao động khơi thông trở lại.

Bởi theo tính toán, môĩlao động khi muốn đi làm tại các thị trường lao động chất lượng như Hàn Quốc,Nhật Bản, Đài Loan hay các nước Trung Đông đều phải qua quá trình đào tạo hơn 6tháng. Ngoài ra, sau đào tạo còn phải chờ đợi đơn hàng từ doanh nghiệp ở nướcbạn rồi mới đưa được lao động xuất cảnh. Thế nên việc đào tạo cũng cần đượctiến hành từ bây giờ, để khi tình hình dịch bệnh ổn định sẵn sàng có đủ nguồn lao động xuất cảnh.

Dođó, các địa phương cần tuyên truyền để tạo nguồn, đồng thời hướng dẫn người laođộng có nhu cầu đi xuất khẩu chủ động học nghề, ngoại ngữ để có đủ điều kiện,sẵn sàng tham gia dự thi và trúng tuyển vào các đơn hàng đòi hỏi chất lượngcao. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanhnghiệp XKLĐ đến các địa phương phối hợp tuyển dụng và đào tạo lao động phù hợpvới tình hình thực tiễn hiện nay.

Bài, ảnh: Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhieu-thach-thuc-trong-xuat-khau-lao-dong-nam-2020-20200406095224272p3c24.htm