Nhiều tỉnh miền Trung ngổn ngang sau bão Noru

Đường sá ngổn ngang, hàng loạt cây xanh bị gãy đổ cùng nhiều công trình, nhà dân đã bị tốc mái sau khi bão Noru (bão số 4) ập vào miền Trung.

Huyện Trà Bổng (Quảng Ngãi) khẩn trương khắc phục thiệt hãi do bão số 4

Ngay sáng sớm nay, huyện Trà Bồng đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương giúp dân khắc phục thiệt hại. Lực lượng công an, dân quân các xã nhanh chóng tổ chức cắt dọn cây xanh ngã đổ trên đường để tạo thuận lợi cho người dân đi lại.

Chủ tịch UBND xã Sơn Trà Hồ Văn Bài cho biết: Điểm sạt lở ở tổ 5 tổ 6 thôn Sơn đã gây ách tắc giao thông trên tuyến đường này. Ngay trong sáng nay, xã đã chỉ đạo lực lượng dân quân, công an, cán bộ xã, thôn cùng nhân dân tiến hành xúc dọn một phần đất đá tạo lối đi cho xe máy có thể qua lại được tạm thời trong hôm nay. Sau đó sẽ huy động xe máy đào đang thi công những công trình gần điểm sạt lở xúc dọn đất đá để sớm thông tuyến.

Lực lượng xã Sơn Trà khắc phục điểm sạt lở tại tuyến đường tổ 5 đi tổ 6 thôn Sơn.

Lực lượng xã Sơn Trà khắc phục điểm sạt lở tại tuyến đường tổ 5 đi tổ 6 thôn Sơn.

Sáng nay, Bí thư Huyện ủy Trà Bồng Đặng Minh Thảo cũng đã trực tiếp về các xã để kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại sau bão. Những nhà người dân bị thiệt hại do bão số 4 ở Trà Bồng chủ yếu là nhà đơn sơ, thiếu kiên cố. Nên đối với những nhà bị tốc mái, hư hỏng nhẹ, lãnh đạo huyện chỉ đạo các xã huy động lực lượng giúp dân lợp lại mái ngói, mái tôn, quây bạt xung quanh cho người dân có chỗ ở tạm thời. Những nhà bị thiệt hại nặng sẽ có thống kê cụ thể, hỗ trợ theo quy định

Lực lượng chức năng huyện Trà Bổng khẩn trương khắc phục thiệt hại sau bão.

Lực lượng chức năng huyện Trà Bổng khẩn trương khắc phục thiệt hại sau bão.

Đến sáng 28/9, bão số 4 đổ bộ vào miền Trung đã làm nhiều nhà dân bị tốc mái, cây cối gãy đổ nằm la liệt và mất điện ở hàng ngàn trạm biến thế, ghi nhận một số người dân bị thương.

Theo báo cáo, những thiệt hại ban đầu của địa phương đã được ghi nhận khi hầu hết nhà dân của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đều xảy ra tình trạng tốc mái, cây cối gãy đổ nằm la liệt và hàng ngàn trạm biến thế đã xảy ra tình trạng mất điện.

Tại phố cổ Hội An, nhiều cây cổ thụ bị phạt băng mất ngọn, đè lên đường dây điện, viễn thông. Một số cây nhỏ mới trồng bị bật gốc, chắn ngang đường. Đường phố vẫn vắng vẻ, người dân sau một đêm trú ẩn tránh bão chưa trở lại nhà.

Tại phố cổ Hội An, nhiều cây cổ thụ bị phạt băng mất ngọn, đè lên đường dây điện, viễn thông. Một số cây nhỏ mới trồng bị bật gốc, chắn ngang đường. Đường phố vẫn vắng vẻ, người dân sau một đêm trú ẩn tránh bão chưa trở lại nhà.

Lực lượng Thành đội Hội An xuống đường dọn dẹp cây cối ngã đổ sau bão.

Lực lượng Thành đội Hội An xuống đường dọn dẹp cây cối ngã đổ sau bão.

Người dân Hội An giúp nhau khiêng xe máy đi qua khúc đường có cây ngã đổ.

Người dân Hội An giúp nhau khiêng xe máy đi qua khúc đường có cây ngã đổ.

Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết báo cáo nhanh lúc 8h sáng nay cho thấy Hội An không có thiệt hại về người, hiện gió bão vẫn còn mạnh nên TP quyết định yêu cầu người dân ở yên tại chỗ tới 9h sáng thay vì 7h như dự kiến ban đầu để đảm bảo an toàn.

Toàn TP Hội An đã cho các lực lượng xuống đường cắt tỉa dọn dẹp cây xanh.

Trong khi đó, một trụ điện cao thế đưa điện cấp cho đảo Cù Lao Chàm đã đổ vào nhà dân gây mất điện toàn đảo nhưng rất may không có người dân nào bị thương.

Ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) nhiều ngôi nhà lợp tôn bị gió bão lột trơ vỉ kèo; nhà lợp mái ngói bị thổi bay ngói.

Ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) nhiều ngôi nhà lợp tôn bị gió bão lột trơ vỉ kèo; nhà lợp mái ngói bị thổi bay ngói.

Đến sáng 28-9, tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn ghi nhận có gió cấp 7, cấp 8 kèm mưa to do hoàn lưu bão số 4 gây ra. Hiện tỉnh vẫn chưa có báo cáo sơ bộ về tình hình thiệt hại do bão số 4 gây ra. Tuy nhiên, Thừa Thiên Huế cũng đã ghi nhận có nhiều nhà dân ở xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang), phường Hương An (thị xã Hương Trà) và một số địa phương có nhiều nhà ở của người dân bị tốc mái, cây cối gãy đổ.

Trước đó, sau khi họp trực tuyến ban chỉ đạo tiền phương tại điểm cầu ở Huế, sáng 28-9, Phó Thủ tưởng Lê Văn Thành đã cùng đoàn công tác đi về ven biển phường Thuận An (TP Huế), xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) để kiểm tra công tác khắc phục bão và thăm hỏi, động viên bà con.

Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà cho bà con tránh trú bão ở điểm trường THPT Thuận An (TP Huế). Tại đây, ông Lê Văn Thành đã động viên bà con. Ông cho biết Đảng, Chính Phủ luôn quan tâm, hỗ trợ người dân trong thiên tai và mong bà con vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả sau bão.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thăm hỏi, động viên bà con tránh trú bão ở phường Thuận An (TP Huế).

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thăm hỏi, động viên bà con tránh trú bão ở phường Thuận An (TP Huế).

Cây ngã trên đường Lý Tự Trọng, đoạn giao Bạch Đằng ven sông Hàn, sáng 28/9.

Cây ngã trên đường Lý Tự Trọng, đoạn giao Bạch Đằng ven sông Hàn, sáng 28/9.

Dãy rào chắn ở bến du thuyền trên đường Bạch Đằng đổ rạp.

Dãy rào chắn ở bến du thuyền trên đường Bạch Đằng đổ rạp.

Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Ngãi cắt cây ngã đổ, dọn dẹp đường thông thoáng.

Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Ngãi cắt cây ngã đổ, dọn dẹp đường thông thoáng.

Ghi nhận vào lúc 8h20 sáng nay, nhiều mái tôn ở TP Đà Nẵng bị bay rớt xuống đường.

Ghi nhận vào lúc 8h20 sáng nay, nhiều mái tôn ở TP Đà Nẵng bị bay rớt xuống đường.

Tại Quảng Bình, nước lũ dâng cao khiến một số địa bàn bị chia cắt.

Tại Quảng Bình, nước lũ dâng cao khiến một số địa bàn bị chia cắt.

Sáng 28.9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đã cử lực lượng túc trực để ngăn không cho người dân đi lại khu vực nguy hiểm ở ngầm Ka Ai, Ka Định (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa) nước ngập khoảng từ 0,7-1,2m.

Nước lũ đã chia cắt cục bộ bản Hà Nôông, Tà Rà và một phần bản Ka Ai (xã Dân Hóa). Sáng nay ở khu vực trên trời mưa to, gió cấp 4-5. Hiện tại nước các ngầm đang dâng cao, nước chảy xiết, xe máy, ôtô không qua lại được.

Bình An

(Tổng hợp)

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/mien-trung-ngon-ngang-sau-bao-noru-d211262.html