Nhiều tuyến buýt kết nối với đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều

Dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và ba tuyến không trợ giá. Trên tuyến cũng có hai điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn, 32 điểm dừng xe buýt ở cả hai chiều.

Sau 14 năm chờ đợi, với nhiều lần lỡ hẹn, 8 giờ sáng 8/8, tàu đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội chính thức vận hành đón những hành khách đầu tiên đi tàu. Theo đơn vị vận hành, trong ngày đầu chạy tàu thương mại đã có hơn 35.000 lượt hành khách trải nghiệm trên tuyến metro đoạn từ Nhổn đến ga S8, Cầu Giấy.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội là tuyến đường hướng tâm, chạy từ khu vực ven Thủ đô vào sâu trong nội thành, khi khai thác góp phần giảm tải, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.

Trong ngày đầu chạy tàu thương mại đã có hơn 35.000 lượt hành khách trải nghiệm trên tuyến metro đoạn từ Nhổn đến ga S8, Cầu Giấy.

Trong ngày đầu chạy tàu thương mại đã có hơn 35.000 lượt hành khách trải nghiệm trên tuyến metro đoạn từ Nhổn đến ga S8, Cầu Giấy.

Đối với hệ thống giao thông kết nối, dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và ba tuyến không trợ giá. Ngoài ra, trên tuyến cũng có hai điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn, 32 điểm dừng xe buýt ở cả hai chiều.

Việc có các hạ tầng liên quan xung quanh các ga đường sắt đô thị, tăng sự thuận tiện cho hành khách sẽ góp phần thu hút người dân sử dụng loại hình phương tiện công cộng. Hà Nội sẽ điều chỉnh luồng tuyến các tuyến buýt nhằm tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách cho đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Đối với hệ thống giao thông kết nối, dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Ảnh : Bộ GTVT.

Đối với hệ thống giao thông kết nối, dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Ảnh : Bộ GTVT.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 2582 chỉ đạo các đơn vị về việc tổ chức các công việc phục vụ vận hành thương mại đoạn trên cao của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.

UBND thành phố thống nhất phương án điều chỉnh luồng tuyến các tuyến buýt nhằm tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách cho đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị đã được Sở Giao thông Vận tải đề xuất.

Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và ba tuyến không trợ giá. Ảnh : Bộ GTVT.

Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và ba tuyến không trợ giá. Ảnh : Bộ GTVT.

UBND thành phố giao Giám đốc Sở Giao thông Vận tải phê duyệt cụ thể phương án để triển khai thực hiện, bao gồm cả việc điều chỉnh bổ sung nếu thấy cần thiết. Chủ động rà soát xây dựng, quyết định phương án kết nối của các loại hình phương tiện vận tải hành khách với các tuyến đường sắt đô thị đang khai thác để tăng cường hiệu quả hoạt động.

Từ thực tế về nhu cầu gửi xe tại nhà ga Cát Linh thuộc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vượt xa so với dự kiến ban đầu, Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, Giảng viên Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, Hà Nội cần chú trọng dành không gian để bố trí các điểm gửi xe hai bánh ở gần các ga chính dọc tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội.

Đặc biệt là tại những nhà ga có nhiều tuyến đường ngang, điều này sẽ rút ngắn được hành trình, thời gian đi lại của chuyến đi nói chung nhằm thu hút người dân tiếp cận với tuyến đường sắt này.

Nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Hà Nội cho biết, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, thành phố có 36 tuyến buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị này.

Theo ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Hà Nội, đơn vị này hiện đang thực hiện tái cấu trúc mạng lưới xe buýt, phối hợp với các đơn vị vận hành và các đơn vị khác đang sắp xếp lại hệ thống các điểm dừng và kết hợp với việc tái cấu trúc mạng lưới. Hai tuyến đường sắt đô thị được kết nối với nhau bởi 9 tuyến buýt, gồm: tuyến số 29, 49, 57, 05, 27, 38, 90, 105, 09B.

Bà Nguyễn Hương Huế, cán bộ phụ trách giao thông Cơ quan phát triển Pháp (AFD) cho biết, Hà Nội và AFD đã phối hợp thực hiện chương trình “Hà Nội, giao thông bền vững” tập trung vào bốn dự án thành phần nhằm thúc đẩy giao thông đa phương thức.

AFD sẽ xây dựng dự án hỗ trợ thành phố đầu tư, tăng cường kết nối đa phương thức cho các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đưa vào vận hành đoạn trên cao thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi.

Việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đưa vào vận hành đoạn trên cao thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi.

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đưa vào vận hành đoạn trên cao thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, thành phố cần biết tận dụng triệt để những lợi thế này và đưa ra những giải pháp quyết liệt mới có thể xây dựng hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức cho tuyến này.

Mạng lưới các phương tiện giao thông công cộng nói chung và đường sắt đô thị nói riêng sẽ chỉ thực sự phát huy hiệu quả, nếu các tuyến đường sắt có sự kết nối với nhau. Có như vậy mới có thể thực hiện mục tiêu của thành phố là hạn chế phương tiện cá nhân vào năm 2030.

Thanh Duyên

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/nhieu-tuyen-buyt-ket-noi-voi-duong-sat-nhon-ga-ha-noi-ha-noi-tin-moi-chieu-257623.htm