Nhìn lại hai tuần biểu tình rung chuyển nước Mỹ

Cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu tử vong sau khi bị cảnh sát bắt giữ tại thành phố Minneapolis, bang Minesota, hôm 25/5 đến nay đã lan ra khắp 50 bang của nước Mỹ.

George Floyd, một người đàn ông da màu, đã tử vong sau khi bị cảnh sát Mỹ ghì cổ trong vụ bắt giữ tại thành phố Minneapolis hôm 25/5. Cái chết của Floyd đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở thành phố Minneapolis và sau đó lan rộng ra nhiều địa điểm trên khắp nước Mỹ. (Nguồn ảnh: Reuters)

George Floyd, một người đàn ông da màu, đã tử vong sau khi bị cảnh sát Mỹ ghì cổ trong vụ bắt giữ tại thành phố Minneapolis hôm 25/5. Cái chết của Floyd đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở thành phố Minneapolis và sau đó lan rộng ra nhiều địa điểm trên khắp nước Mỹ. (Nguồn ảnh: Reuters)

Đến nay, làn sóng biểu tình đã lan ra khắp 50 bang của nước Mỹ và nâng lên thành cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

Đến nay, làn sóng biểu tình đã lan ra khắp 50 bang của nước Mỹ và nâng lên thành cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

Nhiều nhà hàng, cửa hiệu ở Mỹ tan hoang vì những đối tượng lợi dụng tình trạng hỗn loạn trong cuộc biểu tình để cướp phá, "hôi của".

Nhiều nhà hàng, cửa hiệu ở Mỹ tan hoang vì những đối tượng lợi dụng tình trạng hỗn loạn trong cuộc biểu tình để cướp phá, "hôi của".

Khi cuộc biểu tình ở Mỹ bắt đầu trở nên bạo lực, Tổng thống Trump đã yêu cầu chính quyền các bang và thành phố phải có biện pháp "cứng rắn hơn" để ngăn chặn.

Khi cuộc biểu tình ở Mỹ bắt đầu trở nên bạo lực, Tổng thống Trump đã yêu cầu chính quyền các bang và thành phố phải có biện pháp "cứng rắn hơn" để ngăn chặn.

"Các Thống đốc và Thị trưởng phải có biện pháp cứng rắn hơn để đối phó cuộc biểu tình ở Mỹ, hoặc chính phủ liên bang sẽ can thiệp, bao gồm việc sử dụng sức mạnh vô biên của Quân đội Mỹ và biện pháp bắt giữ", ông chủ Nhà Trắng viết trên Twitter ngày 30/5.

"Các Thống đốc và Thị trưởng phải có biện pháp cứng rắn hơn để đối phó cuộc biểu tình ở Mỹ, hoặc chính phủ liên bang sẽ can thiệp, bao gồm việc sử dụng sức mạnh vô biên của Quân đội Mỹ và biện pháp bắt giữ", ông chủ Nhà Trắng viết trên Twitter ngày 30/5.

Chính quyền nhiều thành phố quyết định ban hành lệnh giới nghiêm và hàng trăm người biểu tình đã bị bắt giữ trong các vụ đụng độ với cảnh sát.

Chính quyền nhiều thành phố quyết định ban hành lệnh giới nghiêm và hàng trăm người biểu tình đã bị bắt giữ trong các vụ đụng độ với cảnh sát.

Vệ binh Quốc gia Mỹ cũng được triển khai ở một số bang để hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật đảm bảo an ninh khi các cuộc biểu tình bạo lực ở Mỹ bùng phát sau cái chết của George Floyd. Trong đó, hơn 500 lính của Lực lượng Vệ binh Quốc gia được điều đến thành phố Minneapolis, bang Minnesota, sau khi nơi này rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Vệ binh Quốc gia Mỹ cũng được triển khai ở một số bang để hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật đảm bảo an ninh khi các cuộc biểu tình bạo lực ở Mỹ bùng phát sau cái chết của George Floyd. Trong đó, hơn 500 lính của Lực lượng Vệ binh Quốc gia được điều đến thành phố Minneapolis, bang Minnesota, sau khi nơi này rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Đám đông biểu tình còn bao vây Nhà Trắng. Ngày 30/5, người biểu tình xô đổ nhiều hàng rào an ninh và đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà này.

Đám đông biểu tình còn bao vây Nhà Trắng. Ngày 30/5, người biểu tình xô đổ nhiều hàng rào an ninh và đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà này.

Thị trưởng Washington Muriel Bowser sau đó phải ra lệnh giới nghiêm, có hiệu lực từ 23h ngày 31/5 đến 6h sáng ngày 1/6, và huy động Vệ binh Quốc gia hỗ trợ cảnh sát đối phó người biểu tình.

Thị trưởng Washington Muriel Bowser sau đó phải ra lệnh giới nghiêm, có hiệu lực từ 23h ngày 31/5 đến 6h sáng ngày 1/6, và huy động Vệ binh Quốc gia hỗ trợ cảnh sát đối phó người biểu tình.

Được biết, gần 5.000 binh lính thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được điều động để tuần tra và ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo lực tại thủ đô nước Mỹ.

Được biết, gần 5.000 binh lính thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được điều động để tuần tra và ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo lực tại thủ đô nước Mỹ.

Hôm 6/6, hàng nghìn người tiếp tục đổ xuống các tuyến phố của thủ đô Washington nhằm phản đối bạo lực và tình trạng phân biệt đối xử của các nhân viên thực thi pháp luật đối với người da màu.

Hôm 6/6, hàng nghìn người tiếp tục đổ xuống các tuyến phố của thủ đô Washington nhằm phản đối bạo lực và tình trạng phân biệt đối xử của các nhân viên thực thi pháp luật đối với người da màu.

 Ngày 7/6, một vụ lao xe, nổ súng vào đám đông xảy ra tại Seattle, Washington, khi hàng trăm người tập trung biểu tình phản đối cái chết của George Floyd. Vụ xả súng khiến một thanh niên 27 tuổi có tên Daniel bị thương ở cánh tay.

Ngày 7/6, một vụ lao xe, nổ súng vào đám đông xảy ra tại Seattle, Washington, khi hàng trăm người tập trung biểu tình phản đối cái chết của George Floyd. Vụ xả súng khiến một thanh niên 27 tuổi có tên Daniel bị thương ở cánh tay.

Đến tối 7/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định tình hình biểu tình tại thủ đô Washington đã được kiểm soát hoàn toàn, đồng thời ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia bắt đầu quá trình rút khỏi thủ đô.

Đến tối 7/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định tình hình biểu tình tại thủ đô Washington đã được kiểm soát hoàn toàn, đồng thời ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia bắt đầu quá trình rút khỏi thủ đô.

Dù vậy, có thể thấy sau hơn hai tuần, cuộc biểu tình ở Mỹ vẫn "sục sôi" với hàng nghìn người tiếp tục tập trung tuần hành đòi bình đẳng sắc tộc tại các thành phố trên khắp nước này.

Dù vậy, có thể thấy sau hơn hai tuần, cuộc biểu tình ở Mỹ vẫn "sục sôi" với hàng nghìn người tiếp tục tập trung tuần hành đòi bình đẳng sắc tộc tại các thành phố trên khắp nước này.

Mời độc giả xem thêm video về vụ việc người đàn ông da màu George Floyd tử vong (Nguồn video: VTC Now)

Thiên An (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/nhin-lai-hai-tuan-bieu-tinh-rung-chuyen-nuoc-my-1394794.html