Vào ngày 18/8/2020, Quân đội Mali phát động cuộc binh biến tại một căn cứ quân sự lớn gần thủ đô Bamako. Hàng loạt quan chức cấp cao của chính quyền Mali bị bắt giữ, trong đó có Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita (ảnh) và Thủ tướng Boubou Cisse. Ảnh: Middle East Online.
Vài giờ sau khi bị nhóm binh sĩ nổi dậy bắt giữ, Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita tuyên bố từ chức trên truyền hình quốc gia, đồng thời cho biết cả Chính phủ và Quốc hội Mali sẽ giải tán. Ảnh: Reuters.
Những người lãnh đạo cuộc đảo chính đã thành lập Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Nhân dân, đứng đầu là Đại tá Assimi Goita (ảnh), đồng thời ra lệnh đóng cửa biên giới và giới nghiêm toàn quốc. Ảnh: PMN.
Đến ngày 25/9, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mali, Đại tá Ba N'Daou (ảnh), tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Mali, với nhiệm vụ điều hành đất nước giai đoạn chuyển tiếp chuyển sang chế độ dân sự kéo dài 18 tháng sau cuộc đảo chính xảy ra hồi tháng 8/2020. Ảnh: The Cable.
Quân đội Zimbabwe đã tiến vào thủ đô nước này vào ngày 14/11/2017. Cuộc binh biến dẫn tới việc ông Robert Mugabe buộc phải từ chức Tổng thống Zimbabwe, chấm dứt 37 năm cầm quyền tại quốc gia Châu Phi này. Cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa trở thành người kế nhiệm. Ảnh: Xe tăng quân sự và binh sĩ tuần tra trên đường ở thủ đô Harare, Zimbabwe ngày 15/11/2017. Ảnh: Reuters.
Được biết, vào ngày 6/9/2019, ông Robert Mugabe (ảnh), nhà lãnh đạo đầu tiên sau khi Zimbabwe giành độc lập, qua đời ở tuổi 95 tại một bệnh viện ở Singapore, sau thời gian chống chọi với trọng bệnh. Ảnh: CNN.
Tháng 5/2014, Quân đội Thái Lan tiến hành một cuộc đảo chính với khẩu hiệu “hòa giải dân tộc”. Cuộc đảo chính quân sự khi đó đã hạ bệ Thủ tướng Yingluck Shinawatra (ảnh) và tước bỏ quyền lực của ông Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck. Ảnh: Reuters.
Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Prayut Chan-Ocha (ảnh), là người lãnh đạo cuộc đảo chính và sau đó đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NSMP) - một chính quyền quân sự ở nước này. Ảnh: Reuters.
Hồi tháng 7/2013, Quân đội Ai Cập đã thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi (ảnh) sau khi tối hậu thư 48 giờ kết thúc. Tổng thống Morsi bị phế truất sau thời gian làn sóng biểu tình và bất ổn chính trị leo thang. Ảnh: Britannica.
Được biết, Tổng tư lệnh Quân đội Ai Cập, Tướng Abdel Fattah al-Sisi (ảnh), là người đã lãnh đạo một liên minh hạ bệ Tổng thống Mohamed Morsi. Ảnh: Reuters.
Mali từng trải qua một cuộc đảo chính quân sự nữa do các binh sĩ phản loạn tiến hành vào ngày 21/3/2012. Cuộc binh biến nhằm chống đối cách Chính phủ xử lý phong trào nổi dậy của người Tuareg đã chuyển thành âm mưu đảo chính khi các binh sĩ chiếm giữ đài truyền hình của Chính phủ và tấn công Dinh Tổng thống.
Ngày 28/6/2009, Quân đội Honduras lật đổ Tổng thống Manuel Zelaya và trục xuất ông này tới Costa Rico. Tác nhân dẫn tới cuộc chính biến ở Honduras khi đó là kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý về việc sửa đổi Hiến pháp. Ông Zelaya đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu vào ngày 28/6, nhưng bước đi này bị cả Tòa án Tối cao và Quốc hội phản đối. Ảnh: RA.
Vào ngày 19/9/2006, Quân đội Thái Lan bất ngờ lật đổ chính quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra (ảnh) mà không cần nổ súng. Cuộc binh biến diễn ra khi ông Thaksin đang tham dự lễ khai mạc phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ. Quân đội Thái Lan bãi bỏ Hiến pháp, miễn nhiệm ông Thaksin và hứa hẹn cải cách chính trị. Tướng Surayud Chulanont sau đó lên làm Thủ tướng Thái Lan từ ngày 1/10/2006 đến 29/1/2008. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Thiên An (T.H)