Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tiết niệu ở bà bầu
Viêm đường tiết niệu là bệnh thường mắc phải khi người có thói quen sinh hoạt trong đời sống với khoảng thời gian dài như nhịn tiểu, đi giày cao gót,…
Nguyên nhân viêm tiết niệu
Bệnh viêm tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và vi trùng gây nên, một phần nữa là do cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu hoặc do tính chất nghề nghiệp, lối sống không hợp khoa học cũng dẫn tới việc mắc bệnh viêm đường tiết niệu như.
- Đi giày cao gót một thời gian dài: Thường xuyên đi giày cao gót có ảnh hưởng đến xương hông và xương sống, từ đó khiến cơ thể khó tiểu tiện hoặc tiểu tiện không đều, dễ dẫn tới viêm đường tiết niệu.
- Nhịn tiểu lâu: Nhịn tiểu quá lâu và thường xuyên sẽ khiến việc nhiễm bệnh viêm đường tiết niệu tăng lên.
- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, phụ nữ dễ bị mất nước hơn bình thường, từ đó lượng đi tiểu hàng ngày giảm dần dẫn tới tạo môi trường cho các vi khuẩn có cơ hội để cơ thể nhiễm bệnh.
- Rối loạn thần kinh có chức năng kiểm soát bàng quang. Đồng thời một số loại thuốc uống cũng có thể khiến phụ nữ bị viêm đường tiết niệu.
- Phụ nữ bị tiểu đường.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu
Người bệnh thường có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đồng thời kèm theo các triệu chứng như đái dắt, đái buốt, đôi khi đái ra máu và phải rặn nhiều trong khi tiểu tiện.
Đi kèm đó thì người bệnh còn có hiện tượng sốt, đau ở lưng, hông, dưới sườn và nôn ói. Xuất hiện thấy chứa các tế bào mủ, vi khuẩn, hồng cầu nhiều trên vi trường khi xét nghiệm cặn lắng nước tiểu.
Biến chứng nguy hiểm của viêm tiết niệu ở bà bầu
- Viêm tiết niệu nếu không được chữa trị có thể dẫn tới viêm thận, bể thận cấp, áp- xe quanh thận, suy thận,…
Những biến chứng này rất có thể gặp ở phụ nữ mang thai bị viêm tiết niệu nặng và vào thời gian 20 tuần lễ sau thai nghén của thai kỳ. Vào thời điểm này, nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên theo niệu quản dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Theo Sức khỏe và đời sống, khi bà bầu gặp những biến chứng nguy hiểm này thường có dấu hiệu như là Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; Sốt, rét run, sốt thường cao, có thể 400C; Đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); Kém ăn hoặc chán ăn; Buồn nôn, hay nôn mửa hoặc khi xét nghiệm nước tiểu thì có chứa nhiều vi khuẩn.
Phương pháp điều trị viêm tiết niệu
Với trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang thì có thể điều trị ngoại trú tại nhà và được sự theo dõi cũng như tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Tránh sử dụng kháng sinh để không gây hại cho thai nhi.
Đối với bà bầu nhiễm viêm tiết niệu ở thể viêm thận, bể thận cấp thì cần được điều trị tích cực tại bệnh viện dưới sự theo dõi sát sao cùng với các hướng dẫn của các y bác sĩ để có được những phương pháp điều trị kịp thời và cụ thể, an toàn cho cả mẹ lẫn thai.
=> Tìm hiểu về bệnh viêm tiết niệu
Tú Liên (T/h)
/**/