Những bức ảnh tuyệt đẹp chụp từ vệ tinh

Mỗi khi nhìn lên bầu trời khi màn đêm buông xuống, chúng ta có thể thấy một số chấm sáng dọc theo quỹ đạo đôi khi bất thường so với những quỹ đạo thẳng do máy bay vạch ra. Chúng là những vệ tinh.

Có hàng nghìn vệ tinh như thế, đặc biệt là từ năm 2000, chúng tăng theo cấp số nhân. Chúng được đưa vào trái đất với những ứng dụng khác nhau, từ khí tượng học, nông nghiệp, bảo vệ đa dạng sinh học... cho đến điều hướng không gian của tình báo quân sự.

Những hình ảnh hiện đang được trưng bày tại Triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam-Italy. Nhìn xa hơn" cho thấy nhiều hình ảnh thú vị và tuyệt đẹp về Trái Đất khi nhìn từ bầu trời.

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh được triển lãm khiến chúng ta có thể chiêm ngưỡng trái đất như một tác phẩm cần khám phá và diễn giải, vượt qua những hiện hữu thường nhật.

Triển lãm do Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp với Đại sứ quán Italy tại Hà Nội tổ chức tại Hà Nội, nhân Ngày Vũ trụ quốc gia Italy (16/12), đồng thời hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Italy vào năm 2023.

Triển lãm trưng bày nhiều hình ảnh phân giải cao về Trái Đất do hệ thống vệ tinh COSMO-SkyMed của Italy chụp và xử lý bởi công ty Telespazio/e-Geos.

Tạp chí Công dân và Khuyến học xin giới thiệu một số hình ảnh được chụp lại từ triển lãm này tới bạn đọc.

Vịnh Baffin, Greenland.

Vịnh Baffin, Greenland.

Belem, Brazil.

Belem, Brazil.

Cairo, Ai Cập.

Cairo, Ai Cập.

Cầu Verrazzano, New York, Mỹ.

Cầu Verrazzano, New York, Mỹ.

Đồng bằng sông Danubio, Rumani.

Đồng bằng sông Danubio, Rumani.

Dubai.

Dubai.

Hà Nội.

Hà Nội.

Núi lửa Etna, Italia.

Núi lửa Etna, Italia.

Núi lửa Bardarbunga, đảo Island.

Núi lửa Bardarbunga, đảo Island.

Tràn dầu, vịnh Santa Barbara, Cali, Mỹ.

Tràn dầu, vịnh Santa Barbara, Cali, Mỹ.

Paris.

Paris.

Rừng ngập mặn, Bangladesh.

Rừng ngập mặn, Bangladesh.

Sông băng Petermann, Greenland.

Sông băng Petermann, Greenland.

Sông Mekong.

Sông Mekong.

Sông Ucayali, Peru.

Sông Ucayali, Peru.

Vệ tinh COSMO-SkyMed là một hệ thống gồm 5 vệ tinh radar để quan sát trái đất bất kể ngày đêm hoặc điều kiện thời tiết. Chúng giám sát trái đất vì mục đích phòng ngừa khẩn cấp, chiến lược, khoa học và thương mại. Chúng cung cấp dữ liệu trên phạm vi toàn cầu để hỗ trợ nhiều ứng dụng, trong đó quản lý rủi ro, bảo vệ rừng và môi trường, thăm dò tài nguyên thiên nhiên, quản lý đất đai, quốc phòng và an ninh, giám sát hàng hải, quản lý lương thực và nông nghiệp.

Thế Vinh

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/nhung-buc-anh-tuyet-dep-chup-tu-ve-tinh-179221215234030279.htm