Những điều cần biết về ngành đón đầu xu hướng chuyển đổi số giáo dục

Ngành Quản trị Công nghệ giáo dục sẽ đóng góp vào sự vận hành của ngành giáo dục hiện đại, được các chuyên gia đánh giá giúp tạo ra nguồn nhân lực cao về công nghệ...

Ngành học đón đầu xu thế trí tuệ nhân tạo

Nhằm bắt kịp xu hướng tương lai với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo, giáo dục có thêm nhiều ngành mới ra đời, ngành Quản trị Công nghệ giáo dục là một trong số đó.

Việc mở ngành Quản trị Công nghệ giáo dục nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sở giáo dục và đào tạo (các cấp) có khả năng nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về giáo dục, công nghệ, ứng dụng các hiểu biết và kỹ năng thực hành để nghiên cứu triển khai, phát triển và quản trị các công nghệ mới trong giáo dục, tích hợp hệ thống thông minh để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học hiệu quả trong các môi trường giáo dục mới (hiện thực ảo - VR, thực tế tăng cường - AR, thực tế hỗn hợp - MR, E-learning và Blended learning).

Ngành học giúp người học có kiến thức cơ bản về toán học ứng dụng, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật; kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục; kiến thức chuyên sâu về quản trị công nghệ giáo dục, mạng và truyền thông máy tính, trí tuệ nhân tạo.

Để học được ngành này, người học cần yêu thích, đam mê với công việc giáo dục; có tính kiên trì, chịu áp lực; có tinh thần đổi mới sáng tạo, chấp nhận công nghệ; có sự hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ, máy tính, kỹ năng làm việc nhóm. Đặc biệt, người học cần sử dụng ngoại ngữ khá trở lên, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu, nhạy bén với kiến thức mới, chuyên nghiệp.

Cơ hội việc làm của cử nhân Quản trị Công nghệ giáo dục rất rộng mở, với nhiều hướng phát triển

Đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Công nghệ giáo dục, có nhiều lựa chọn rộng mở:

Nhóm 1. Ứng dụng, chuyển giao, quản lý, cung ứng dịch vụ (khởi nghiệp, kinh doanh): thiết kế, phát triển hệ thống giáo dục thông minh, các ứng dụng mới trên nền tảng Web và thiết bị di động số (hệ thống các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, tập đoàn giáo dục, hệ thống giáo dục đào tạo…);

Nhóm 2. Nghiên cứu, giảng dạy, quản lý: tham gia nghiên cứu thiết kế, phát triển và quản trị công nghệ giáo dục, dạy học (hệ thống các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu, vị trí nghiên cứu viên trong doanh nghiệp, chuyên viên công nghệ và đào tạo trong các tổ chức khác ).

Ngoài ra, các công việc như: chuyển giao quản lý giáo dục, Nghiên cứu viên thiết kế, phát triển nội dung, học liệu số (web, video, truyền thông đa phương tiện trong giáo dục…) tại các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong giáo dục trên các ứng dụng thông minh áp dụng vào hệ thống trường học.

Các công tác quản trị công nghệ giáo dục, nghiên cứu viên tại các doanh nghiệp, chuyên viên công nghệ đào tạo trong nhiều lĩnh vực giáo dục và tập đoàn lớn, ….hoặc sinh viên tự tin để khởi nghiệp.

Bất kỳ ngành đào tạo mới nào cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn. Về khó khăn, sẽ phải đào tạo, đưa vào chương trình những vấn đề rất mới, chưa từng có tiền lệ. Đội ngũ được huấn luyện, đào tạo để thực hiện chương trình cũng rất mới. Đặc biệt là thách thức về mặt công nghệ. Công nghệ thay đổi liên tục, đòi hỏi kết cấu, thiết chương trình đào tạo phải rất linh hoạt, mở và luôn được cập nhật.

Tuy nhiên, theo TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ hội của ngành này rất rộng mở. Sau khi trải qua chương trình đào tạo, các cử nhân Quản trị Công nghệ giáo dục hoàn toàn có thể thích ứng ngay với thị trường công nghệ mạnh.

Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam hiện có gần 700 các doanh nghiệp công nghệ giáo dục (Edtech). Bên cạnh đó, nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, tin học hóa, số hóa, quy trình hóa dựa trên nền tảng công nghệ đang rất lớn; đòi hỏi phải có người hiểu biết, có kỹ năng, kinh nghiệm để làm những việc này.

Một ưu điểm khác là lĩnh vực công nghệ giáo dục không bị giới hạn trong một quốc gia, địa phương mà sẽ tạo thành mạng lưới rất mạnh để sử dụng nguồn nhân lực chung, nền tảng chung, cơ sở dữ liệu chung, từ đó phát triển giáo dục. Do vậy, cơ hội đổi mới sáng tạo, cơ hội tạo ra việc làm và cơ hội tạo ra những sản phẩm mới có giá trị trong lĩnh vực công nghệ giáo dục rất lớn.

Áp dụng công nghệ Adaptive learning thích ứng với từng học sinh, Onluyen.vn là ứng dụng học tập được nhiều người dùng sử dụng hiện nay, cung cấp cho người dùng các nền tảng kiến thức vững chắc, hỗ trợ cho việc tự ôn luyện kiến thức ở nhà để giúp bạn nắm chắc kiến thức và đạt điểm cao trong các kỳ thi từ lớp 1 đến lớp 12.

Nguồn Chính Phủ: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-nganh-don-dau-xu-huong-chuyen-doi-so-giao-duc-119230713110201353.htm