Những điều cha mẹ cần chuẩn bị khi đưa con đi khám sởi

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ sinh ra những biến chứng rất nguy hiểm. Do đó, cha mẹ không thể chủ quan trong việc chuẩn bị đưa con đi khám sởi.

Nội dung:

1. Người nhà bệnh nhân sởi cần chuẩn bị tâm lý
2. Có nên cho con đi khám sởi không?
3. Phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ
4. Cho trẻ đeo khẩu trang và dùng khăn mỏng che chắn kĩ càng

Phát hiện bệnh sớm và có phương hướng chăm sóc y tế phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm tới mức thấp nhất những biến chứng có thể xảy ra trên bệnh nhân mắc sởi.

1. Người nhà bệnh nhân sởi cần chuẩn bị tâm lý

Hoang mang, lo lắng là tâm lý chung của các bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ trước những con số tử vong ngày một tăng vì sởi. Các bà mẹ theo dõi, cập nhật tin tức liên tục về dịch bệnh nhưng khi xuất hiện quá nhiều thông tin cũng khiến họ lóng ngóng, không biết xử lý thế nào khi con có biểu hiện nghi của bệnh sởi.

Rất nhiều bà mẹ chọn cách đưa thông tin lên mạng xã hội để xin tư vấn của những người làm cha, làm mẹ khác. Điều này hoàn toàn không nên vì mỗi người đưa ra một ý kiến, cha mẹ hoang mang không biết nên xử trí thế nào.

Hơn nữa, các triệu chứng bệnh ở mỗi trẻ nhỏ là hoàn toàn khác nhau, không trẻ nào giống với trẻ nào. Nếu chúng ta hỏi kinh nghiệm của người khác rồi áp dụng dập khuôn lên con mình, có thể dẫn đến điều trị sai cách, sẽ làm cho tình trạng bệnh của bé nặng hơn.

Nốt phát ban sởi ở trẻ có thể khiến phụ huynh chăm sóc trẻ bị sởi hoang mang, lo lắng - Nguồn Internet

Nốt phát ban sởi ở trẻ có thể khiến phụ huynh chăm sóc trẻ bị sởi hoang mang, lo lắng - Nguồn Internet

2. Có nên cho con đi khám sởi không?

Nhiều phụ huynh nghi ngờ con mắc bệnh sởi nhưng lại không biết có nên cho con đi khám sởi hay không. Thực tế, cha mẹ cần có kiến thức, tìm hiểu kỹ về bệnh sởi để phân biệt cơ bản bệnh sởi với những bệnh dễ nhầm lớn như: Rubella, sốt phát ban, dị ứng, thủy đậu.

Trong khi đó nhiều trẻ nhỏ chỉ sốt phát ban thông thường nhưng cha mẹ lập tức cho con nhập viện là quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ. Nhập viện khi dịch sởi diễn ra có thể khiến cho tình hình dịch sởi thêm căng thẳng và con trẻ dễ bị lây nhiễm chéo.

Các bậc phụ huynh không nên nôn nóng đưa con đi khám sởi khi vừa có những triệu chứng ban đầu. Điều này sẽ khiến con mình có thể nhiễm sởi thật khi đưa con đến những nơi đông người.

Hầu hết các phát ban ở trẻ em không phải là bệnh sởi. Bệnh sởi lành tính, điều trị ngoại trú ở nhà theo thuốc và dặn dò của bác sĩ là bệnh sẽ khỏi. Việc nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện có thể trở thành nguyên nhân gây lây chéo bệnh sởi ở trẻ.

Phụ huynh chỉ nên cho con đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, trẻ sốt trên 38ºC hoặc không còn các triệu chứng khác nhưng vẫn còn sốt.

Cần đưa trẻ đi khám khi triệu chứng sốt cao không thuyên giảm - Nguồn Internet

Cần đưa trẻ đi khám khi triệu chứng sốt cao không thuyên giảm - Nguồn Internet

3. Phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ

Một sai lầm của bố mẹ khi con bị sởi là đã đưa trẻ ra ngoài gió đến phòng khám hoặc bệnh viện. Trên đường đi trẻ có thể bị bội nhiễm, gió lạnh gây viêm hô hấp,... Việc giữ ấm cho cơ thể nếu thời tiết lạnh,

Có nhiều trường hợp, cháu bé chỉ bị sốt thông thường, khi con hạ sốt nhiều mồ hôi bố mẹ cởi phanh áo con ra sau đó trẻ bị cảm lạnh và viêm hô hấp. Khi viêm hô hấp đưa con đến bệnh viện và bị lây chéo sởi.

Khi trẻ bị sởi, lại nhiễm thêm gió lạnh sẽ thành bệnh viêm hô hấp trước, vi rút tấn công rất nhanh. Có cháu bé đến bệnh viện khám hôm nay rất khỏe nhưng ngày mai đã suy hô hấp nặng.

4. Cho trẻ đeo khẩu trang và dùng khăn mỏng che chắn kĩ càng

Đeo khẩu trang hoặc dùng khăn mỏng che chắn kĩ càng cho trẻ trước khi đi khám sởi là việc làm cần thiết. Đây là cách bảo vệ trẻ khỏi bị lây sởi từ bên ngoài, nhất là những không gian chật hẹp, đông đúc như bệnh viện, bởi vì sởi có thể lây lan qua đường hô hấp.

Bệnh sởi có thể lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện,... hoặc lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị tiêu diệt ở ngoại cảnh.

Virus sởi có thể tồn tại được trong môi trường trong vòng khoảng vài giờ đồng hồ. Sau khi xâm nhập vào cơ thể bé, virus sởi sẽ nhanh chóng sinh sôi trong vòm họng và phổi trước khi lây lan ra toàn bộ cơ thể. Lúc này, trẻ đang không bị bệnh đã bị lây và nhiễm bệnh thực sự.

Những lưu ý khi dùng thuốc chữa sởi bạn cần phải biết

Ngọc Điệp

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nhung-dieu-cha-me-can-chuan-bi-khi-dua-con-di-kham-soi-412020911145619528.htm