Những điều thú vị về quốc gia duy nhất trên thế giới lái xe thoải mái nhấn hết ga trên cao tốc

Suốt nhiều năm qua, Đức được biết đến là đất nước duy nhất trên thế giới không có giới hạn về tốc độ khi lái xe trên đường cao tốc. Tuy nhiên, để có được bằng lái xe người dân ở đây phải học kĩ càng kiến thức về luật giao thông và trải qua kỳ thi vô cùng căng thẳng.

Cụ thể, người dân Đức 18 tuổi trở lên mới có thể đăng ký bằng lái xe ở. Trong khi đó, tại Mỹ, bằng lái xe được cấp khi công dân bước sang tuổi 16. Chi phí để có được bằng lái ở Đức khá đắt, lên đến 2.500 USD.

Trước khi chuẩn bị cho một khóa học lái xe, người tham gia sát hạch còn học thêm lớp sơ cứu và đi kiểm tra thị lực. Khóa đào tạo lái xe rèn luyện cho các tay lái kỹ năng xử lý trong mọi điều kiện như trời mưa, ban đêm, giờ cao điểm...

Hệ thống đường cao tốc Autobahn ở Đức

Hệ thống đường cao tốc Autobahn ở Đức

Ngoài ra, cảnh sát có thể yêu cầu dừng xe hoặc gửi giấy phạt nếu camera ghi nhận tài xế vi phạm quy tắc trên cao tốc. Bạn phải luôn cài dây an toàn, kể cả khi ngồi phía sau xe; không được sử dụng điện thoại, ăn uống khi đang lái xe (trừ trường hợp sử dụng thiết bị rảnh tay nói chuyện điện thoại)...

Ở Đức có hệ thống đường cao tốc gọi là Autobahn dài 13 nghìn km nhưng chỉ khoảng 30% mạng lưới bị giới hạn tốc độ mức 130km/h. Thường sẽ là những địa điểm có mật độ dân số đông đúc, dễ xảy ra va chạm.

Bên cạnh đó, nơi có công trường xây dựng, các đoạn đường cong nguy hiểm, trong và xung quanh các thành phố cũng có biển báo giới hạn tốc độ 130km/h. Các cung đường khác dù không có biển cấm hay hạn chế nhưng người dân vẫn phải lưu ý di chuyển trong khoảng tốc độ 60 - 130 km/h.

Đối với những đoạn đường không có biển báo giới hạn tốc độ, lái xe có thể di chuyển bất cứ bất cứ tốc độ nào họ thấy phù hợp, nhưng thường di chuyển trung bình là 130 - 160km/h.

Nguyên nhân là do đường cao tốc Autobahn đã áp dụng công nghệ hiện đại trong việc chế tạo mặt đường, đồng thời áp dụng nhiều điều luật khắt khe nhằm đảm bảo ý thức của các tài xế lái xe.

Hàng ngày, nhân viên bảo dưỡng lái xe chuyên dụng đi kiểm tra từng khu vực để khắc phục các vấn đề phát sinh. Biển báo, mặt đường sạch sẽ thoáng đãng giúp tài xế dễ quan sát. Thậm chí, công nhân sửa đường liên tục đổ thêm lớp nhựa mới nhằm giúp Autobahn luôn ở tình trạng hoàn hảo.

Đến hiện tại, việc giới hạn tốc độ 30% hệ thống đường cao tốc Autobahn vẫn vấp phải những ý kiến trái chiều. ADAC đã công bố thông tin rằng 52% các thành viên của họ ủng hộ giới hạn tốc độ chung và 44% phản đối.

Theo đó, số lượng người ủng hộ cho rằng việc giới hạn tốc độ sẽ giúp người tham gia giao thông được thoải mái, dễ chịu hơn. Từ đó, cũng phần nào giảm bớt những vụ tai nạn thương tâm, đáng tiếc.

Trái lại, những người phản đối cho rằng60% số vụ tai nạn chết người không xảy ra trên Autobahn, mà là trên các con đường nông thôn - nơi giới hạn tốc độ 100 km/h và thậm chí thường là 70 km/h.

Về phía các chuyên gia, họ nhận định việc lái xe tốc độ cao trên đường cao tốc gây tốn nhiên liệu, tạo thêm hàng triệu tấn khí CO2 ra môi trường mỗi năm. Vậy nên để tăng độ an toàn cho người tham gia giao thông và bảo vệ được bầu không khí, Đức nên giới hạn tốc độ lái xe ở cao tốc.

Đối với các hãng ô tô hàng đầu thế giới như Mercedes-Benz, BMW, VW, họ cho rằng việc giới hạn tốc độ đối với những xe hơi có hiệu suất tính năng cao như vậy là một điều kìm hãm sự phát triển của ngành xe hơi.

Ngoài ra, các hãng xe cũng khuyến khích người dân sử dụng xe điện để vừa có thể di chuyển tốc độ cao vừa giảm thiểu được lượng khí thải CO2 ra môi trường.

Thay vì đi làm kiếm tiền, những người đàn ông trong bộ tộc sẽ dành thời gian ở nhà chăm sóc, dạy dỗ con cái. Thậm chí, đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới có khả năng nuôi con khôn lớn từ dòng sữa cha.

Theo Thời báo Văn học nghệ thuật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-dieu-thu-vi-ve-quoc-gia-duy-nhat-tren-the-gioi-lai-xe-thoai-mai-nhan-het-ga-tren-cao-toc/20241019042727783