Những hình ảnh ở biên giới phía Bắc tháng 2/1979

45 năm đã trôi qua, nhìn lại những hình ảnh hào hùng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tại các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn, thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.

LỜI TÒA SOẠN

Nhìn lại lịch sử bi hùng của dân tộc để không ai được phép quên lãng. Ghi nhớ để sống tốt hơn, ghi nhớ để thêm yêu chuộng hòa bình và ghi nhớ để rút ra bài học trong ứng xử bang giao.

45 năm đã trôi qua, nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc để thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Thời gian đủ dài giúp cả Trung Quốc và Việt Nam bình tĩnh, khách quan nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học, đầy đủ và chân thực nhằm tìm ra phương thức xử lý tối ưu các vấn đề do lịch sử để lại và rút ra nhiều bài học quý giá.

VietNamNet khởi đăng loạt bài 45 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc nhằm cung cấp thêm thông tin, tư liệu tới quý độc giả, để mọi người cùng ghi nhớ, không thể lãng quên.

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công tổng lực, đồng loạt, bất ngờ toàn tuyến biên giới phía Bắc, với chiều dài trên 1.000km từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Cuộc tấn công được chia làm 2 cánh, một từ Quảng Ninh đến Cao Bằng và một từ Cao Bằng đến Lai Châu. Trong ảnh, cầu Bằng Giang và một phần trung tâm thị xã Cao Bằng bị địch phá hủy. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN.

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công tổng lực, đồng loạt, bất ngờ toàn tuyến biên giới phía Bắc, với chiều dài trên 1.000km từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Cuộc tấn công được chia làm 2 cánh, một từ Quảng Ninh đến Cao Bằng và một từ Cao Bằng đến Lai Châu. Trong ảnh, cầu Bằng Giang và một phần trung tâm thị xã Cao Bằng bị địch phá hủy. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN.

Trước cuộc tấn công đó, một cuộc chiến bắt buộc của quân và dân ta để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững biên cương của Tổ quốc bắt đầu vào ngày 17/2/1979 và kéo dài cho đến giữa năm 1989. Ảnh: TTXVN.

Những cuộc tấn công khốc liệt của đối phương và sự hy sinh quả cảm của quân và dân ta, điển hình là ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) những năm 1984 - 1986. Trong ảnh, bộ đội ta hành quân lên mặt trận phía Bắc, tháng 2/1979. Ảnh: Nhật Trường/TTXVN.

Những cuộc tấn công khốc liệt của đối phương và sự hy sinh quả cảm của quân và dân ta, điển hình là ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) những năm 1984 - 1986. Trong ảnh, bộ đội ta hành quân lên mặt trận phía Bắc, tháng 2/1979. Ảnh: Nhật Trường/TTXVN.

Ông Lục Văn Vĩnh và 5 người con ở bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN.

Ông Lục Văn Vĩnh và 5 người con ở bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN.

Trong ảnh, một tổ hỏa lực của Trung đoàn 567 (thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng) phục kích tiêu diệt cánh quân Trung Quốc tấn công TX Cao Bằng (nay là TP Cao Bằng) tháng 2/1979. Ảnh: Trần Mạnh Thường/TTXVN.

Trong ảnh, một tổ hỏa lực của Trung đoàn 567 (thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng) phục kích tiêu diệt cánh quân Trung Quốc tấn công TX Cao Bằng (nay là TP Cao Bằng) tháng 2/1979. Ảnh: Trần Mạnh Thường/TTXVN.

Ngày 19/2/1979, xe tăng địch bị quân và dân Cao Bằng tiêu diệt tại mặt trận đồi Thanh Sơn, khu vực Nà Toàng. Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN.

Ngày 19/2/1979, xe tăng địch bị quân và dân Cao Bằng tiêu diệt tại mặt trận đồi Thanh Sơn, khu vực Nà Toàng. Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN.

Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang) bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9/3/1979. Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN.

Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang) bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9/3/1979. Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN.

Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên, thị xã Lạng Sơn. Ảnh: Văn Bảo/TTXVN.

Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên, thị xã Lạng Sơn. Ảnh: Văn Bảo/TTXVN.

Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN.

Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN.

Người chiến sĩ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Ảnh: TTXVN.

Người chiến sĩ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Ảnh: TTXVN.

Thị trấn Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng bị địch phá hủy. Ảnh: Sĩ Châu/TTXVN.

Thị trấn Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng bị địch phá hủy. Ảnh: Sĩ Châu/TTXVN.

Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch ngày 17/2/1979. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN.

Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch ngày 17/2/1979. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN.

Chiến sĩ thông tin Phạm Văn Do, Đại đội 18, Đoàn Y Hà Tuyên, dũng cảm làm nhiệm vụ, bảo đảm đường dây thông suốt phục vụ chiến đấu. Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN.

Chiến sĩ thông tin Phạm Văn Do, Đại đội 18, Đoàn Y Hà Tuyên, dũng cảm làm nhiệm vụ, bảo đảm đường dây thông suốt phục vụ chiến đấu. Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN.

Phóng viên Isao Takano (đeo kính) của báo Akahata – Nhật Bản đi đưa tin tại thị xã Lạng Sơn những ngày đầu của cuộc chiến đấu. Anh hy sinh vào trưa ngày 7/3/1979, tại đầu đường Quang Trung, Chi Lăng, Lạng Sơn. Ảnh: Minh Đạo/TTXVN.

Phóng viên Isao Takano (đeo kính) của báo Akahata – Nhật Bản đi đưa tin tại thị xã Lạng Sơn những ngày đầu của cuộc chiến đấu. Anh hy sinh vào trưa ngày 7/3/1979, tại đầu đường Quang Trung, Chi Lăng, Lạng Sơn. Ảnh: Minh Đạo/TTXVN.

Chiến sĩ công binh Đại đội 3, Tiểu đoàn 15, Đoàn Sông Hồng, gỡ mìn và sửa đường để thông xe trên đoạn quốc lộ 1A, thị xã Lạng Sơn đi Đồng Đăng, ngày 17/2/1979. Ảnh: Hà Việt/TTXVN.

Chiến sĩ công binh Đại đội 3, Tiểu đoàn 15, Đoàn Sông Hồng, gỡ mìn và sửa đường để thông xe trên đoạn quốc lộ 1A, thị xã Lạng Sơn đi Đồng Đăng, ngày 17/2/1979. Ảnh: Hà Việt/TTXVN.

Bác sĩ cứu chữa vết thương cho học sinh trường PTCS xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Tuyên bị trúng mảnh đạn pháo trong khi đang vui chơi. Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN.

Bác sĩ cứu chữa vết thương cho học sinh trường PTCS xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Tuyên bị trúng mảnh đạn pháo trong khi đang vui chơi. Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN.

Chiến sĩ đội hỏa lực của Phân đội 2, Đoàn Tây Sơn, dũng cảm tấn công tiêu diệt xe tăng địch trong đêm. Ảnh: Minh Điền/TTXVN.

Chiến sĩ đội hỏa lực của Phân đội 2, Đoàn Tây Sơn, dũng cảm tấn công tiêu diệt xe tăng địch trong đêm. Ảnh: Minh Điền/TTXVN.

Tiểu đoàn 2, Đoàn H54 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn, dũng cảm giữ chốt trên các cao điểm 391 và 393 tại huyện Mường Khương, diệt hàng nghìn tên địch. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN.

Tiểu đoàn 2, Đoàn H54 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn, dũng cảm giữ chốt trên các cao điểm 391 và 393 tại huyện Mường Khương, diệt hàng nghìn tên địch. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN.

Chiến sĩ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời một cháu bé từ trong đống đổ nát. Ảnh: Ngô Đình Phước/TTXVN.

Chiến sĩ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời một cháu bé từ trong đống đổ nát. Ảnh: Ngô Đình Phước/TTXVN.

Hoàng Hà

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/nhung-hinh-anh-o-bien-gioi-phia-bac-thang-2-1979-2245798.html