Những lầm tưởng về Hệ Mặt Trời
Trái Đất hình cầu, Sao Thủy là hành tinh nóng nhất, Mặt Trời có màu vàng, là những điều cơ bản về thiên văn học mà hầu hết mọi người đều biết. Tuy nhiên, chúng không thật sự đúng, chúng là những kiến thức sai mà mọi người hầu hết đều nhầm tưởng.
Trái Đất có dạng hình cầu
Điều này đúng nhưng chưa thực sự chính xác trong các điều kiện khác nhau. Hình dạng của hành tinh chúng ta thay đổi liên tục do sự chuyển động không ngừng của các mảng lục địa.
Mặt Trăng có một mặt tối
Khi quan sát từ Trái Đất, ta chỉ thấy được một mặt của Mặt Trăng, điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng Mặt Trăng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một mặt, còn mặt kia chìm trong bóng tối.
Tuy nhiên trên thực tế, Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt lên toàn bộ bề mặt Mặt Trăng. Bởi vì khoảng thời gian Mặt Trăng tự quay quanh trục trùng với thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, nên chúng ta chỉ có thể thấy được một mặt của Mặt Trăng.
Có phải Sao Thủy là hành tinh có nhiệt độ cao nhất trong Hệ Mặt Trời?
Sao Thủy là hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất, do đó nhiệt độ bề mặt của nó cũng phải cao hơn so với những hành tinh khác. Nghe có vẻ hợp lý và đây là điều mà rất nhiều người lầm tưởng.
Trên thực tế, Sao Kim mới là hành tinh có nhiệt độ bề mặt cao nhất, dù nó cách xa Mặt Trời hơn 50 triệu km so với Sao Thủy. Nhiệt đồ bề mặt của Sao Thủy vào ban ngày chỉ vào khoảng 350 độ C, trong khi ở Sao Kim có thể lên đến 480 độ C.
Lý do dẫn đến việc này, là bầu khí quyển của Sao Kim. Sao Thủy thực tế không có bầu khí quyển, nhưng khí quyển của Sao Kim là một lớp khí carbon dioxide rất dày, điều này tạo ra hiệu ứng nhà kính rất mạnh, giữ tất cả nhiệt của Mặt Trời lại và khiến nó trở nên rất nóng.
Mặt Trời có phải là một quả cầu lửa?
Chúng ta đều biết rằng bề mặt Mặt Trời có nhiệt độ rất cao, lên đến hơn 5.700 độ C. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng Mặt Trời là một quả cầu lửa khổng lồ, tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy.
Năng lượng của Mặt Trời được thể hiện qua dạng nhiệt và ánh sáng, được tạo ra từ các phản ứng nhiệt hạch bên trong lõi của nó. Năng lượng này đi qua tất cả các lớp của Mặt Trời để đến được ngoài bề mặt và bùng phát, khiến chúng ta nghĩ rằng nó đang bốc cháy.
Mặt Trời có phải có màu vàng?
Theo thiên văn học, Mặt Trời là một ngôi sao thuộc nhóm sao lùn vàng. Việc phân loại này có phụ thuộc vào màu sắc của nó không? Thực tế, tất cả những sao lùn vàng đều có màu trắng.
Việc chúng ta thấy được tia nắng của Mặt Trời có màu vàng là do khí quyển của Trái Đất. Như chúng ta đã biết, ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng với nhiều quang phổ khác nhau. Trong số đó, ánh sáng vàng và đỏ có bước sóng dài nhất, khiến chúng đi vào khí quyển tốt nhất.
Những bước sóng ánh sáng ngắn hơn như ánh sáng xanh và tím, sẽ bị giữ lại ở tầng cao của khí quyển. Nếu bạn có thể ra ngoài không gian vũ trụ và nhìn về Mặt Trời, bạn sẽ thấy Mặt Trời có một màu trắng, đó chính là màu sắc thật của nó.
Cơ thể người sẽ bị nổ tung nếu ra ngoài không gian mà không mặc đồ bảo hộ
Đây này là một điều bị hiểu sai, là kết quả của nhiều bộ phim Hollywood luôn mô tả cách con người sẽ bị nổ nếu ra ngoài không gian mà không mặc đồ bảo hộ vũ trụ. Trong thực tế, da của con người đủ linh hoạt để giữ tất cả các cơ quan nội tạng nằm yên tại chỗ. Những mạch máu cũng đủ chắc chắn để giữ máu không chảy ra nhờ vào sự đàn hồi của chúng.
Thay vào đó, những gì sẽ diễn ra trong thực tế, là nước trong các tế bào sẽ bắt đầu sôi lên, nhiệt độ sôi của máu trong chân không là 46 độ C. Cơ thể người chắc chắn sẽ phình to ra nhưng không quá mức đến độ phải phát nổ.
Lý do chính khiến con người chết đi khi ở trong không gian mà không mặc đồ bảo hộ, là thiếu oxy. Chỉ cần 15 giây, chúng ta sẽ mất đi ý thức và sẽ bị chết đi ngay sau 2 phút.
Có phải Trái Đất sẽ nằm xa Mặt Trời hơn vào mùa đông và gần hơn vào mùa hè?
Đây là một sự hiểu lầm khá phổ biến khác, dựa trên thực tế rằng vào mùa đông thời tiết trở nên lạnh hơn so với vào mùa hè. Có phải do chúng ta xa nguồn phát nhiệt của mình nên nhiệt độ trở nên thấp hơn?
Thực tế không phải vậy, vào mùa đông hành tinh Trái Đất đến gần Mặt Trời hơn 5 triệu km so với mùa hè. Các mùa được diễn ra là do sự tự chuyển động quanh trục của Trái Đất.
Trục của Trái Đất không nằm vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời, mà nằm nghiêng một góc 23 độ. Do trục của địa cầu bị nghiêng, nên vào nửa năm bán cầu bắc sẽ nằm xa Mặt Trời hơn trong khi bán cầu nam sẽ nằm gần Mặt Trời hơn, và ngược lại.
Điều này cũng giải thích lý do tại sao trong khi bán cầu bắc đang đón Giáng sinh trong mùa đông lạnh lẽo, thì ở bán cầu nam đang là một mùa hè nóng nực. Tháng 1 là thời điểm Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất, thì bán cầu bắc đang là mùa đông