Những món đồ quý trong 'đệ nhất cung điện' của vua Khải Định

Sau nhiều thăng trầm của thời cuộc, cung An Định vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật gắn với cuộc đời hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn.

Tọa lạc ở số 97 đường Phan Đình Phùng, TP Huế, cung An Định khánh thành năm 1919, từng là cung điện điện riêng của vua Khải Định, và sau đó là vua Bảo Đại. Sau nhiều thăng trầm của thời cuộc, cung điện này vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật gắn với cuộc đời hai vị vua triều Nguyễn.

Tọa lạc ở số 97 đường Phan Đình Phùng, TP Huế, cung An Định khánh thành năm 1919, từng là cung điện điện riêng của vua Khải Định, và sau đó là vua Bảo Đại. Sau nhiều thăng trầm của thời cuộc, cung điện này vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật gắn với cuộc đời hai vị vua triều Nguyễn.

Hiện vật đầu tiên có thể kể đến là bức tượng toàn thân của vua Khải Định, đặt trong đình Trung Lập phía trước tòa nhà chính, có từ khoảng năm 1918. Tượng được đúc bằng đồng, cao 1m60, bằng kích thước người thực, được tạo tác rất sống động.

Hiện vật đầu tiên có thể kể đến là bức tượng toàn thân của vua Khải Định, đặt trong đình Trung Lập phía trước tòa nhà chính, có từ khoảng năm 1918. Tượng được đúc bằng đồng, cao 1m60, bằng kích thước người thực, được tạo tác rất sống động.

Sảnh chính tầng 1 của lầu Khải Tường - tòa nhà chính của cung An Định - có 6 bức được vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên mặt tường trát xi măng, có tuổi đời một thế kỷ. Đây là những tác phẩm hội họa độc đáo của giai đoạn chuyển tiếp giữa mỹ thuật truyền thống với mỹ thuật mới ở Việt Nam.

Sảnh chính tầng 1 của lầu Khải Tường - tòa nhà chính của cung An Định - có 6 bức được vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên mặt tường trát xi măng, có tuổi đời một thế kỷ. Đây là những tác phẩm hội họa độc đáo của giai đoạn chuyển tiếp giữa mỹ thuật truyền thống với mỹ thuật mới ở Việt Nam.

Giữa sảnh chính của lầu Khải Tường còn có bức tượng đồng kích cỡ bằng người thật của Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con vua Khải Định, người sau này trở thành vua Bảo Đại.

Giữa sảnh chính của lầu Khải Tường còn có bức tượng đồng kích cỡ bằng người thật của Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con vua Khải Định, người sau này trở thành vua Bảo Đại.

Chiếc trường kỷ bằng gỗ quý khảm xà cừ đặt ở sảnh chính tầng một.

Chiếc trường kỷ bằng gỗ quý khảm xà cừ đặt ở sảnh chính tầng một.

Long sàng vua Bảo Đại từng sử dụng được đặt trong một căn phòng trên tầng hai của lầu Khải Tường.

Long sàng vua Bảo Đại từng sử dụng được đặt trong một căn phòng trên tầng hai của lầu Khải Tường.

Bộ bàn ghế vua Bảo Đại dùng khi chơi mạt chược nằm ở một căn phòng khác cùng tầng.

Bộ bàn ghế vua Bảo Đại dùng khi chơi mạt chược nằm ở một căn phòng khác cùng tầng.

Phòng ăn là nơi trưng bày nhiều hiện vật đặc sắc. Trung tâm căn phòng là bộ bàn ăn sang trọng, trên bàn bày các vật xa xỉ nhập khẩu từ châu Âu.

Phòng ăn là nơi trưng bày nhiều hiện vật đặc sắc. Trung tâm căn phòng là bộ bàn ăn sang trọng, trên bàn bày các vật xa xỉ nhập khẩu từ châu Âu.

Một chiếc ghế sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh xảo theo kiểu cung đình được đặt trong phòng ăn.

Một chiếc ghế sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh xảo theo kiểu cung đình được đặt trong phòng ăn.

Bộ đồ uống cà phê bằng sứ của Pháp, niên đại thế kỷ 19.

Bộ đồ uống cà phê bằng sứ của Pháp, niên đại thế kỷ 19.

Bình pha lê kiểu châu Âu.

Bình pha lê kiểu châu Âu.

Bộ đồ uống trà, quà tặng của ông Paul Reynard cho hoàng hậu Nam Phương - hôn thê của vua Bảo Đại - trong lễ tấn phong năm 1934.

Bộ đồ uống trà, quà tặng của ông Paul Reynard cho hoàng hậu Nam Phương - hôn thê của vua Bảo Đại - trong lễ tấn phong năm 1934.

Chân dung Nam Phương hoàng hậu vẫn còn được lưu giữ ở cung An Định từ thời bà cùng vua Bảo Đại sống tại cung điện này.

Chân dung Nam Phương hoàng hậu vẫn còn được lưu giữ ở cung An Định từ thời bà cùng vua Bảo Đại sống tại cung điện này.

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-mon-do-quy-trong-de-nhat-cung-dien-cua-vua-khai-dinh-2033287.html