Những tàu ngầm khiến Hải quân Iran trở thành mối đe dọa nghiêm trọng

Hải quân Iran không thể thể tấn công xa bờ biển của mình, nhưng chắc chắn họ có đủ khả năng tự vệ; những chiếc tàu ngầm của Iran có thể gây ra các mối đe dọa nguy hiểm với những lực lượng hải quân lớn hơn như của Mỹ.

Năm 2019, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Hossein Salami đã có một bài phát biểu hùng hồn trước Quốc hội Iran, ông khẳng định rằng, những “lỗ hổng” của tàu sân bay Mỹ sẽ giúp Iran ngăn chặn sự thách thức của hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư. Ảnh: Thiếu tướng Hossein Salami - Nguồn: Wikipedia.

Năm 2019, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Hossein Salami đã có một bài phát biểu hùng hồn trước Quốc hội Iran, ông khẳng định rằng, những “lỗ hổng” của tàu sân bay Mỹ sẽ giúp Iran ngăn chặn sự thách thức của hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư. Ảnh: Thiếu tướng Hossein Salami - Nguồn: Wikipedia.

Những lời phát biểu hùng hồn như vậy không phải không có cơ sở, nhất là đối với các quan chức và truyền thông nhà nước Iran, những lực lượng luôn thể hiện niềm tin vững chắc vào khả năng quân sự của Iran. Ảnh: Giới lãnh đạo Iran trong sự kiện ra mắt tên lửa Fateh-313 - Nguồn: ARAB WEEKLY

Những lời phát biểu hùng hồn như vậy không phải không có cơ sở, nhất là đối với các quan chức và truyền thông nhà nước Iran, những lực lượng luôn thể hiện niềm tin vững chắc vào khả năng quân sự của Iran. Ảnh: Giới lãnh đạo Iran trong sự kiện ra mắt tên lửa Fateh-313 - Nguồn: ARAB WEEKLY

Vậy sức mạnh của quân đội Iran có khả năng như thế nào và liệu họ thực sự có đủ lực lượng, phương tiện để chống lại một cuộc tấn công của Mỹ một cách hiệu quả? Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14, sức mạnh của không quân Iran - Nguồn: Wikipedia.

Vậy sức mạnh của quân đội Iran có khả năng như thế nào và liệu họ thực sự có đủ lực lượng, phương tiện để chống lại một cuộc tấn công của Mỹ một cách hiệu quả? Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14, sức mạnh của không quân Iran - Nguồn: Wikipedia.

Các chuyên gia quân sự đã phân tích câu hỏi đầy sắc thái này với những cái nhìn tổng quan về lực lượng lục quân, không quân, hải quân Iran; trong đó sức mạnh cốt lõi của hải quân Iran là lực lượng tàu ngầm, và được đánh giá là lực lượng hải quân mạnh nhất tại khu vực Trung Đông. Ảnh: Tổng quan về lực lượng tàu ngầm của Iran - Nguồn: Hisutton

Các chuyên gia quân sự đã phân tích câu hỏi đầy sắc thái này với những cái nhìn tổng quan về lực lượng lục quân, không quân, hải quân Iran; trong đó sức mạnh cốt lõi của hải quân Iran là lực lượng tàu ngầm, và được đánh giá là lực lượng hải quân mạnh nhất tại khu vực Trung Đông. Ảnh: Tổng quan về lực lượng tàu ngầm của Iran - Nguồn: Hisutton

Đặc điểm nổi bật nhất trong danh sách tàu ngầm của Iran là số lượng tuyệt đối của nó, chiếm số lượng áp đảo trong số tàu chiến của nước này. Trong khi số lượng tàu hộ tống, tàu khu trục đang hoạt động của Iran hầu như không vượt quá 10 chiếc, thì số tàu ngầm Iran hiện sở hữu là 34 chiếc. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng hiện đại nhất của Iran lớp Fateh - Nguồn: Hisutton

Đặc điểm nổi bật nhất trong danh sách tàu ngầm của Iran là số lượng tuyệt đối của nó, chiếm số lượng áp đảo trong số tàu chiến của nước này. Trong khi số lượng tàu hộ tống, tàu khu trục đang hoạt động của Iran hầu như không vượt quá 10 chiếc, thì số tàu ngầm Iran hiện sở hữu là 34 chiếc. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng hiện đại nhất của Iran lớp Fateh - Nguồn: Hisutton

Phần lớn trong số tàu ngầm này là các tàu ngầm diesel-điện hạng trung và hạng nhẹ, với khoảng 20 chiếc thuộc lớp Ghadir tự chế của Iran và một số chiếc khác thuộc lớp Yugo của Triều Tiên. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Phần lớn trong số tàu ngầm này là các tàu ngầm diesel-điện hạng trung và hạng nhẹ, với khoảng 20 chiếc thuộc lớp Ghadir tự chế của Iran và một số chiếc khác thuộc lớp Yugo của Triều Tiên. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Tuy tàu ngầm Ghadir của Iran nhỏ hơn nhiều nhưng vẫn có khả năng tấn công mạnh mẽ, khi tàu ngầm này được trang bị 2 ống phóng ngư lôi 533 mm, giống như số tàu ngầm Kilo có lượng giãn nước lớn hơn nhiều của Iran; tuy nhiên Ghadir chỉ có 2 quả ngư lôi, so với 6 quả của tàu ngầm Kilo. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Tuy tàu ngầm Ghadir của Iran nhỏ hơn nhiều nhưng vẫn có khả năng tấn công mạnh mẽ, khi tàu ngầm này được trang bị 2 ống phóng ngư lôi 533 mm, giống như số tàu ngầm Kilo có lượng giãn nước lớn hơn nhiều của Iran; tuy nhiên Ghadir chỉ có 2 quả ngư lôi, so với 6 quả của tàu ngầm Kilo. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Chắc chắn số lượng, chất lượng những tàu ngầm loại nhỏ của Iran không thể sánh được với những tàu ngầm hạt nhân của Mỹ; tuy nhiên đội hình tàu ngầm của Iran rất có ý nghĩa quân sự, trong bối cảnh các mục tiêu chiến lược của Iran là tại vịnh Ba Tư. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Chắc chắn số lượng, chất lượng những tàu ngầm loại nhỏ của Iran không thể sánh được với những tàu ngầm hạt nhân của Mỹ; tuy nhiên đội hình tàu ngầm của Iran rất có ý nghĩa quân sự, trong bối cảnh các mục tiêu chiến lược của Iran là tại vịnh Ba Tư. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Iran không cần thiết phải phát triển sức mạnh biển để vươn xa thế giới, hoặc thậm chí trên khắp khu vực Trung Đông. Thay vào đó, hải quân Iran xác định với mục tiêu cụ thể là bảo vệ lợi ích của Iran ở vịnh Ba Tư và đặc biệt là khống chế eo biển Hormuz nếu có tình huống xảy ra. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Iran không cần thiết phải phát triển sức mạnh biển để vươn xa thế giới, hoặc thậm chí trên khắp khu vực Trung Đông. Thay vào đó, hải quân Iran xác định với mục tiêu cụ thể là bảo vệ lợi ích của Iran ở vịnh Ba Tư và đặc biệt là khống chế eo biển Hormuz nếu có tình huống xảy ra. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Phạm vi hoạt động hạn chế của các tàu ngầm diesel-điện của Iran rất phù hợp trong vùng biển hẹp và và nông của vịnh Ba Tư; trong khi khả năng rải thủy lôi gần như không thể phát hiện của chúng, khiến những tàu ngầm này trở thành lý tưởng cho các hoạt động tuần tra và phục kích, chống lại các tàu mặt nước của Mỹ. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Phạm vi hoạt động hạn chế của các tàu ngầm diesel-điện của Iran rất phù hợp trong vùng biển hẹp và và nông của vịnh Ba Tư; trong khi khả năng rải thủy lôi gần như không thể phát hiện của chúng, khiến những tàu ngầm này trở thành lý tưởng cho các hoạt động tuần tra và phục kích, chống lại các tàu mặt nước của Mỹ. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng nhiều nhất của Iran lớp Ghadir - Nguồn: Hisutton

Gần đây ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Iran đã có những bước phát triển, ngoài đóng những tàu ngầm nhỏ lớp Ghadir, Iran đã phát triển thành công tàu ngầm lớp Fateh có lượng giãn nước khoảng 600 tấn, nằm giữa lớp Ghadir và Kilo. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng hiện đại nhất của Iran lớp Fateh - Nguồn: Hisutton

Gần đây ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Iran đã có những bước phát triển, ngoài đóng những tàu ngầm nhỏ lớp Ghadir, Iran đã phát triển thành công tàu ngầm lớp Fateh có lượng giãn nước khoảng 600 tấn, nằm giữa lớp Ghadir và Kilo. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng hiện đại nhất của Iran lớp Fateh - Nguồn: Hisutton

Về vũ khí trên tàu ngầm lớp Fateh, ngoài vũ khí tiêu chuẩn của tàu ngầm Iran là ống phóng ngư lôi 533 mm, truyền thông nhà nước Iran còn đưa tin rằng các tàu Fateh có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm từ dưới nước. Theo những thông tin được công khai, hiện Iran có 2 chiếc tàu ngầm Fateh. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng hiện đại nhất của Iran lớp Fateh - Nguồn: Hisutton

Về vũ khí trên tàu ngầm lớp Fateh, ngoài vũ khí tiêu chuẩn của tàu ngầm Iran là ống phóng ngư lôi 533 mm, truyền thông nhà nước Iran còn đưa tin rằng các tàu Fateh có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm từ dưới nước. Theo những thông tin được công khai, hiện Iran có 2 chiếc tàu ngầm Fateh. Ảnh: Tàu ngầm tự đóng hiện đại nhất của Iran lớp Fateh - Nguồn: Hisutton

Lực lượng tàu ngầm của Iran cho đến nay là lực lượng đông đảo và có năng lực răn đe mạnh nhất của hải quân nước này và dự kiến sẽ duy trì hoạt động như vậy trong tương lai, do chiến lược của Iran là khống chế vùng Vịnh và eo biển Hormuz. Ảnh: Tàu ngầm Kilo hiện đại nhất mà Iran mua của Nga - Nguồn: IRNA

Lực lượng tàu ngầm của Iran cho đến nay là lực lượng đông đảo và có năng lực răn đe mạnh nhất của hải quân nước này và dự kiến sẽ duy trì hoạt động như vậy trong tương lai, do chiến lược của Iran là khống chế vùng Vịnh và eo biển Hormuz. Ảnh: Tàu ngầm Kilo hiện đại nhất mà Iran mua của Nga - Nguồn: IRNA

Với lực lượng hiện tại, mặc dù vẫn rất khó có khả năng đối đầu với Hải quân Mỹ trong bất kỳ loại xung đột nào, nhưng các tàu ngầm của Iran chắc chắn sẽ là mũi nhọn của chiến lược bất đối xứng, chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), nhằm phong tỏa eo biển Hormuz; hoặc trong một cuộc tấn công tổng lực, bất ngờ vào lực lượng hải quân Mỹ ở vịnh Ba Tư. Ảnh: Tàu ngầm cỡ nhỏ của Iran - Nguồn: IRNA

Với lực lượng hiện tại, mặc dù vẫn rất khó có khả năng đối đầu với Hải quân Mỹ trong bất kỳ loại xung đột nào, nhưng các tàu ngầm của Iran chắc chắn sẽ là mũi nhọn của chiến lược bất đối xứng, chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), nhằm phong tỏa eo biển Hormuz; hoặc trong một cuộc tấn công tổng lực, bất ngờ vào lực lượng hải quân Mỹ ở vịnh Ba Tư. Ảnh: Tàu ngầm cỡ nhỏ của Iran - Nguồn: IRNA

Video Iran viết tiếp truyện buồn của những người lính Trung đông chiến đấu kém cỏi - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-tau-ngam-khien-hai-quan-iran-tro-thanh-moi-de-doa-nghiem-trong-1426650.html