Những thảm họa hạt nhân
Kể từ sau Đại chiến Thế giới II, các nhà khoa học liên tục đạt được những phát minh trong lĩnh vực nguyên tử, dẫn đến một kỷ nguyên mới của thứ nhiên liệu tái sinh này.
Từ các nhà máy sử dụng năng lượng nguyên tử đến máy bay dân dụng chỉ cần nạp nhiên liệu sau… 22 năm, năng lượng nguyên tử được cho là năng lượng của tương lai.
Nếu đảm bảo các điều kiện cần thiết, năng lượng nguyên tử an toàn và có thể cung cấp năng lượng cho hàng triệu người trong nhiều năm. Thế nhưng không có gì là hoàn hảo. Nhiều vụ tai nạn nguyên tử đã phát sinh từ những sơ suất nhỏ, dẫn đến thảm họa khôn lường.
Thảm họa thành phố Texas
Ngày 16/4/1947 đã xảy ra vụ nổ hải cảng lớn nhất ở Mỹ. Một con tàu Pháp mang tên Grandcamp cập bến chở một lượng lớn ammonium nitrate. Hóa chất này thường được dùng làm phân bón và làm chất nổ cho các vũ khí nguyên tử.
Một thủy thủ nào đó đã sơ suất vứt điếu thuốc lá cháy dở trên cầu tàu, khiến sàn gỗ bắt lửa và ngọn lửa lan dần đến con tàu Grandcamp đang chứa đầy những thùng hóa chất, châm ngòi cho lượng ammonium nitrate khổng lồ.
Thuyền trưởng tàu lệnh cho các thủy thủ dập lửa, nhưng nhiệt độ cao đã tạo điều kiện cho khối hóa chất phát nổ. Ngày hôm sau, nhiệt độ cao và lửa từ tàu Grandcamp khiến con tàu High Flyer đỗ bên cạnh đó, vốn chở đầy sulfur, cũng phát nổ.
Khí gas độc nhanh chóng bao phủ không gian khắp thành phố. Không may, đúng vào thời điểm đó đang diễn ra một cuộc đình công của các nhân viên điều phối điện thoại, khiến đội cấp cứu khẩn cấp không thể liên lạc và hoạt động kịp thời để giúp người dân địa phương đối phó với chất độc trong không khí. Hơn 500 người đã thiệt mạng vì các vụ nổ dây chuyền và vì khói độc, trong đó có 27 trong số 28 lính cứu hỏa chữa cháy tại cầu tàu.
Sau vụ tai nạn thảm khốc, một số biện pháp an toàn đã được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn trong việc chuyên chở ammonium nitrate. Các cầu tàu đều có hệ thống phản hồi tập trung nhằm đối phó nhanh chóng trong các trường hợp khẩn cấp. Các công ty vận tải hàng hải cũng được yêu cầu phải sử dụng những container đặc biệt kín và phải để hóa chất riêng biệt, tách khỏi các vật liệu độc hại khác.
Vụ cháy tên lửa Titan II
Vụ cháy tên lửa Titan II xảy ra tại một điểm gần thị trấn Damascus, Arkansas, vào ngày 18/9/1980. Nguyên nhân vụ cháy là do một thành viên đội sửa chữa đã đánh rơi một ổ cắm nặng 4kg từ sàn tên lửa và làm thủng thùng xăng ở phía dưới.
Nhân viên kỹ thuật David Powell đã không tuân thủ nguyên tắc của Lực lượng không quân Mỹ trong việc sử dụng một mô men xoắn. Khi quan sát được hơi nhiên liệu rò rỉ vào silo, tất cả các kỹ thuật viên lò silo đã được sơ tán.
Hai chuyên gia sửa chữa là Dave Livingston và Jeffrey Kennedy được triệu tập tới lò silo để kiểm soát tình hình. Họ thấy rằng áp suất bồn chứa oxidizer đang hạ xuống nhanh chóng. Hai người trở lại bề mặt và mở silo để tắt gas. Vài phút sau khi họ tới, lò silo nổ tung khiến đầu của tên lửa bay vọt lên không trung.
Sau một ngày tìm kiếm, trái bom 12 kiloton đã được tìm thấy trong một hố sâu cách điểm đặt tên lửa hàng trăm yards và đã được quân đội Mỹ thu lại. Quả tên lửa này là vũ khí hạt nhân lớn nhất trong kho vũ khí Mỹ và có sức công phá lớn gấp 600 lần trái bom đã nổ tại Hiroshima.
Livingston bị thương nặng do ảnh hưởng của vụ nổ và qua đời ngay sau khi được chuyển tới bệnh viện. 21 người khác bị thương. Sau vụ việc, David Powell bị buộc thôi việc do không tuân thủ quy định và các quy tắc an toàn. Cho đến tận ngày nay, ông vẫn không thể tin rằng mình là người phải chịu trách nhiệm cho vụ việc. Sau này, chính phủ Mỹ tuyên bố nguyên nhân của thảm họa là do sai lầm của con người.
(Còn tiếp)
Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/nhung-tham-hoa-hat-nhan-3617477-b.html