Những vị quan nổi tiếng thanh liêm thời phong kiến, đạo tặc nể phục

Từ chối cả mâm vàng hối lộ, đòi chặt chân người xin chức tước, khiến đạo tặc cũng phải nể phục là giai thoại về những vị quan nổi tiếng thanh liêm trong lịch sử.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Tô Hiến Thành là một trong những vị quan thanh liêm nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Khi còn giữ chức Thái phó của triều Lý, ông từng từ chối cả mâm vàng hối lộ của Chiêu Linh hoàng thái hậu để sửa di chiếu của vua Lý Anh Tông.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Tô Hiến Thành là một trong những vị quan thanh liêm nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Khi còn giữ chức Thái phó của triều Lý, ông từng từ chối cả mâm vàng hối lộ của Chiêu Linh hoàng thái hậu để sửa di chiếu của vua Lý Anh Tông.

Trần Thì Kiến là phán quan nổi tiếng liêm chính của nhà Trần. Khi ông mới đến nhậm chức An phú sứ Thiên Trường, một người trong hương, nhân ngày giỗ, đem biếu ông mâm cỗ. Trần Thì Kiến hỏi, người ấy trả lời ở gần trị sở nên đem biếu chứ không có ý gì khác. Mấy ngày sau, người này lại đến kêu xin, nhờ vả. Khi người biếu cỗ trình bày vừa dứt, Trần Thì Kiến liền móc họng, ý là trả cỗ hôm trước, làm cho kẻ kêu xin muối mặt mà về, từ đó không dám nhờ cậy nữa.

Trần Thì Kiến là phán quan nổi tiếng liêm chính của nhà Trần. Khi ông mới đến nhậm chức An phú sứ Thiên Trường, một người trong hương, nhân ngày giỗ, đem biếu ông mâm cỗ. Trần Thì Kiến hỏi, người ấy trả lời ở gần trị sở nên đem biếu chứ không có ý gì khác. Mấy ngày sau, người này lại đến kêu xin, nhờ vả. Khi người biếu cỗ trình bày vừa dứt, Trần Thì Kiến liền móc họng, ý là trả cỗ hôm trước, làm cho kẻ kêu xin muối mặt mà về, từ đó không dám nhờ cậy nữa.

Theo sách "Kể chuyện trạng Việt Nam", Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên vừa giỏi, vừa liêm khiết nổi tiếng thời Trần. Có lần, để thử ông, vua Trần Anh Tông lén cho người bỏ tiền quốc khố trước nhà. Sáng mai ngủ dậy, Mạc Đĩnh Chi mang vào trả lại cho vua.

Theo sách "Kể chuyện trạng Việt Nam", Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên vừa giỏi, vừa liêm khiết nổi tiếng thời Trần. Có lần, để thử ông, vua Trần Anh Tông lén cho người bỏ tiền quốc khố trước nhà. Sáng mai ngủ dậy, Mạc Đĩnh Chi mang vào trả lại cho vua.

Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", Trần Thủ Độ là người có công rất lớn trong việc lập nên triều Trần. Sau này, khi giữ chức tể tướng, ông từng ra lệnh chặt chân người cháu bên vợ vì xin ông cho làm câu đương (chức quan nhỏ ở xã). Người này hoảng sợ, xin mãi ông mới tha cho.

Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", Trần Thủ Độ là người có công rất lớn trong việc lập nên triều Trần. Sau này, khi giữ chức tể tướng, ông từng ra lệnh chặt chân người cháu bên vợ vì xin ông cho làm câu đương (chức quan nhỏ ở xã). Người này hoảng sợ, xin mãi ông mới tha cho.

Vũ Tự là vị phán quan nổi tiếng thanh liêm thời vua Lê Thánh Tông. Vua biết có một người vừa được Vũ Tự xử thắng kiện liền bí mật gửi cho người này đem một mâm lễ vật quý, đưa cho ông để cảm ơn. Sau khi người đó mang lễ vật tới, Vũ Tự đã từ chối. Vua Lê Thánh Tông sau đó tặng ông chữ “liêm tiết” đính vào cổ áo triều phục mỗi khi vào bàn việc quốc sự.

Vũ Tự là vị phán quan nổi tiếng thanh liêm thời vua Lê Thánh Tông. Vua biết có một người vừa được Vũ Tự xử thắng kiện liền bí mật gửi cho người này đem một mâm lễ vật quý, đưa cho ông để cảm ơn. Sau khi người đó mang lễ vật tới, Vũ Tự đã từ chối. Vua Lê Thánh Tông sau đó tặng ông chữ “liêm tiết” đính vào cổ áo triều phục mỗi khi vào bàn việc quốc sự.

Theo "Đại Nam chính biên liệt truyện", khi làm quan, Nguyễn Văn Hiếu được dân thương mến. Biết tin ông đến nhậm chức, đám trộm cướp nói với nhau rằng: Quan Trấn thủ nhân hòa, ấy là phật sống, nên kính cẩn mà lánh đi. Đó là giai thoại có một không hai trong sử Việt. Năm 1821, vua Minh Mạng đi tuần Bắc Hà, nghe tiếng dân chúng ca ngợi Nguyễn Văn Hiếu làm quan thanh liêm, vua thăng chức vượt cấp, thưởng một ống nhòm mạ vàng, một thanh gươm mạ vàng, một khẩu súng có nạm chữ vàng.

Theo "Đại Nam chính biên liệt truyện", khi làm quan, Nguyễn Văn Hiếu được dân thương mến. Biết tin ông đến nhậm chức, đám trộm cướp nói với nhau rằng: Quan Trấn thủ nhân hòa, ấy là phật sống, nên kính cẩn mà lánh đi. Đó là giai thoại có một không hai trong sử Việt. Năm 1821, vua Minh Mạng đi tuần Bắc Hà, nghe tiếng dân chúng ca ngợi Nguyễn Văn Hiếu làm quan thanh liêm, vua thăng chức vượt cấp, thưởng một ống nhòm mạ vàng, một thanh gươm mạ vàng, một khẩu súng có nạm chữ vàng.

Nguyễn Thuật, hiệu là Hà Đình, sinh năm Nhâm Dần 1842 tại làng Hà Lam, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình (nay thuộc tỉnh Quảng Nam). Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, rất ít người như Nguyễn Thuật. Ông làm quan trải qua 8 đời vua: Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân. Ông không những được các vua trọng vì tài, nể vì đức, giao việc quốc gia đại sự, mà còn được nhân dân gọi là “dân chi phụ mẫu”.

Nguyễn Thuật, hiệu là Hà Đình, sinh năm Nhâm Dần 1842 tại làng Hà Lam, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình (nay thuộc tỉnh Quảng Nam). Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, rất ít người như Nguyễn Thuật. Ông làm quan trải qua 8 đời vua: Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân. Ông không những được các vua trọng vì tài, nể vì đức, giao việc quốc gia đại sự, mà còn được nhân dân gọi là “dân chi phụ mẫu”.

Theo Hà Sơn/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-vi-quan-noi-tieng-thanh-liem-thoi-phong-kien-dao-tac-ne-phuc-1491215.html