Nỗ lực đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả nhiệm kỳ

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn này phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2020 cũng như nhiệm kỳ 2015-2020. Tuy nhiên, với phương châm 'Chống dịch như chống giặc', tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế để đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng theo kịch bản đã đề ra.

Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Ninh Bình đang dần phục hồi sau dịch COVID-19.

Theo báo cáo củacác ngành chức năng, trong 4 tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp triển khaitheo đúng tiến độ, chăn nuôi đã có dấu hiệu phục hồi. Sản xuất thủy sản pháttriển tốt. Công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm. Chỉ số sản xuất côngnghiệp (IIP) 4 tháng đầu năm tăng 6,01%. Tổng thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt6.474,1 tỷ đồng, đạt 44,8% dự toán, tăng 20,5% so với cùng kỳ.

Mặc dù dịch bệnhđang được khống chế tốt ở trong nước nhưng một số ngành kinh tế vẫn chịu tácđộng không nhỏ bởi chuỗi cung ứng toàn cầu ở một số ngành sản xuất bị đứt gãy,thị trường ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ tạm ngừng đóng cửa. Theo đó, tổngmức bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm đạt gần 8,2 nghìn tỷ đồng, giảm 12,4% sovới cùng kỳ năm 2019. Hoạt động xuất, nhập khẩu 4 tháng đầu năm đạt 645,7 triêụUSD, giảm 8% so với cùng kỳ. Do tác động của dịch COVID-19, các đơn vị kinhdoanh lưu trú, nhà hàng phải ngừng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội.Khi được mở cửa đón khách trở lại, trong 4 ngày nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5, toàntỉnh đón gần 44.346 lượt khách, bằng 9,59% so với cùng kỳ nghỉ năm 2019...

Sự tác động củadịch bệnh đã làm cho một số ngành kinh tế đang “tăng trưởng âm” trong tháng 4.Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2020. Đồng chí ĐinhViệt Dũng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Nghị quyết số 48/NQ-HĐNDngày 6/12/2019 xác định mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 8,0%.Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 sẽ đạt 8,28%(vượt mục tiêu Đại hội) và tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các ngành,lĩnh vực cũng vượt mục tiêu Đại hội, gồm: Công nghiệp - xây dựng đạt 18,06%,riêng công nghiệp đạt 22,58%; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,02%; dịch vụđạt 7,84%.

Một số ngành kinh tế đã đề xuất điều chỉnhkịch bản tăng trưởng năm 2020. Mặc dù vậy, quan điểm của Sở Kế hoạch và Đầu tưlà hiện nay không nên thực hiện điều chỉnh kịch bản tăng trưởng của tỉnh theotừng quý mà cần tập trung rà soát, triển khai thực hiện có hiệu quả các biệnpháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinhxã hội ứng phó với dịch COVID-19.

Trong trường hợptình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn có diễn biến phức tạp, kéo dàithì thực hiện điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng của năm 2020 nhưng vẫn phảiđảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2020 mà Đạihội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI đã đề ra.

Lãnh đạo Sở Kếhoạch và Đầu tư cho rằng: Trong thời gian tới, có thể điều chỉnh kịch bản tăngtrưởng kinh tế của tỉnh theo hướng như sau: Tổng giá trị sản xuất giảm khoảng2.800 tỷ đồng so với kịch bản tăng trưởng đã được thông qua. Theo đó, giá trịsản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3%, giữ nguyên theo mục tiêu đãđược HĐND tỉnh thông qua, đạt được mục tiêu tăng trưởng theo Nghị quyết Đại hôịĐảng bộ tỉnh lần thứ XXI.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giảm từ12,5% xuống 9,8%, tương đương giảm 2.078 tỷ đồng của một số sản phẩm chính như:lắp ráp ô tô giảm 1.154 tỷ đồng, camera modul và linh kiện điện tử giảm khoảng200 tỷ đồng, kính nổi giảm khoảng 100 tỷ đồng, sản phẩm may mặc và giày dép vảigiảm khoảng 100 tỷ đồng…

Về lĩnh vực dịchvụ giảm tốc độ gia tăng từ 8,0% xuống 5,25%, tương đương mức giảm khoảng 730 tỷđồng, chủ yếu một số lĩnh vực trọng điểm như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảmkhoảng 208 tỷ đồng, bán buôn và bán lẻ giảm khoảng 177 tỷ đồng, vận tải kho bãigiảm khoảng 166 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh bất động sản giảm khoảng 145 tỷđồng...

Với sự sụt giảmcủa các ngành kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 sẽ giảm từ 8,0% xuống6,6%, tương đương giá trị GRDP giảm khoảng 542 tỷ đồng. Nếu tốc độ tăng trưởngkinh tế năm 2020 giảm xuống còn 6,6% như trên đã phân tích thì kết quả tăngtrưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2016-2020 là 8,0%, vẫn đạt mục tiêuĐại hội đề ra là từ 8% trở lên.

Như vậy, với việckiên trì mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2015-2020 mà Đại hôịĐảng bộ tỉnh đã đề ra, các cấp, các ngành cần tập trung quyết liệt các giảipháp trọng tâm như: Chủ động nắm bắt và xây dựng các kế hoạch để triển khaithực hiên ngay khi Trung ương ban hành các cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ chocác đối tượng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như các chính sách vềthuế, xuất nhập khẩu, hải quan, các gói hỗ trợ tài chính theo Nghị quyết củaChính phủ...

Tập trung thựchiện cải cách các thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, hỗ trợpháp lý, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Rà soát,giải quyết các khó khăn, vướng mắc của những dự án đầu tư sản xuất, kinh doanhđã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, nhất là các dự án đang chậmtiến độ, qua đó đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa dự án vào hoạt động, tạo racác sản phẩm mới đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tiếp tục thu hútđầu tư, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp có những dự ánsản xuất, kinh doanh trọng điểm, hiệu quả cao, có số thu ngân sách lớn. Hoànthành công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn,nhất là nguồn vốn đầu tư công.

Các cấp, cácngành liên quan cần chủ động rà soát, báo cáo thực trạng, nhu cầu nguyên vậtliệu đầu vào, đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung chohoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các nhà máy tại các khu, cụm côngnghiệp; đồng thời đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêuthụ, qua đó tạo đầu ra cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm tỷ trọng hànghóa tồn kho; kịp thời xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ đối với sản phẩm nôngsản, hàng hóa chủ lực của tỉnh khi gặp khó khăn trong xuất khẩu.

Bài, ảnh: NguyễnThơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/no-lyc-dam-bao-muc-tieu-tang-truong-kinh-te-cua-ca-nhiem-ky-2020052508284962p2c20.htm