Nơi nóng nhất Trái Đất được dùng để nghiên cứu người ngoài hành tinh

Công viên quốc gia Death Valley là nơi nóng nhất trên Trái Đất và được dùng để nghiên cứu người ngoài hành tinh.

 Công viên quốc gia Death Valley. Ảnh: Freepik

Công viên quốc gia Death Valley. Ảnh: Freepik

Công viên quốc gia Death Valley nằm gần biên giới California - Nevada, nơi nóng nhất trên Trái Đất với nhiệt độ mùa hè lên đến 49 độ C. Đây cũng là nơi khô hạn nhất Bắc Mỹ, với lượng mưa trung bình dưới 50 mm. Chính điều kiện khắc nghiệt và cảnh quan khô hạn của Death Valley đã khiến công viên này trở thành nơi lý tưởng để nghiên cứu về người ngoài hành tinh.

Dịch vụ Công viên Quốc gia Mỹ (NPS) cho biết cách đây khoảng 3 tỷ năm, Sao Hỏa trông giống như Công viên quốc gia Death Valley ngày nay. Do đó, các nhà nghiên cứu Hỏa tinh sử dụng công viên này làm nơi thử nghiệm thiết bị, trang bị và giả thuyết liên quan đến các nhiệm vụ về sứ mệnh của Sao Hỏa.

Vào tháng 5/2019, NASA đã thử nghiệm một mô hình kỹ thuật của Hệ thống Tầm nhìn Lander (LVS) để kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống này. Sau này hệ thống đã hướng dẫn một xe tự hành có tên là Perseverance hạ cánh an toàn trên Sao Hỏa. NASA cho biết LVS là một phần không thể thiếu trong việc hướng dẫn giúp điều khiển Perseverance tránh xa các khu vực nguy hiểm trên Hỏa tinh.

 Death Valley là nơi nóng nhất Trái Đất. Ảnh: Freepik

Death Valley là nơi nóng nhất Trái Đất. Ảnh: Freepik

Ngoài việc thử nghiệm thiết bị tại Công viên quốc gia Death Valley, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu địa hình của công viên để hiểu rõ hơn về địa hình của Sao Hỏa. Công viên sở hữu thảm thực vật khiêm tốn nên việc tiếp cận để nghiên cứu về địa hình của nó không gặp nhiều khó khăn.

Tại Death Valley, địa hình quạt phù sa được hình thành khi nước chảy ra từ khe núi và làm trầm tích lan rộng theo hình tam giác hoặc hình quạt và chảy xuống ngọn đồi dốc. Các nhà khoa học của NASA đã so sánh sự xói mòn và chuyển động trong trầm tích này với những sự hình thành các quạt phù sa trong miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa.

Nghiên cứu này còn được mở rộng đến miệng núi lửa Ubehebe, và một miệng khác sâu khoảng 183 m có tên là đồi Mars, nơi còn in dấu của những tảng đá bazan sót lại từ quá khứ.

Trà My

Theo New York Post

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/noi-nong-nhat-trai-dat-duoc-dung-de-nghien-cuu-nguoi-ngoai-hanh-tinh-post1423061.html