Nóng: Lộ việc Azerbaijan dùng vũ khí cấm trong cuộc xung đột với Armenia

Nhiều bằng chứng về việc Azerbaijan sử dụng bom phốt-pho trong cuộc chiến tại Nagorno-Karabakh đã được tiết lộ. Đây là loại vũ khí bị cấm sử dụng trong khu vực đông người, do nó có thể gây thương vong nặng cho dân thường.

Theo các thông tin mới nhất vừa được truyền thông Nga đăng tải, nhiều bằng chứng về việc Azerbaijan sử dụng vũ khí cấm trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh đã bị tiết lộ.

Cụ thể, Azerbaijan được cho là đã sử dụng bom phốt-pho trong cuộc xung đột này. Đây là thứ vũ khí đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới đưa vào danh sách cấm, do nó có thể gây thương vong khủng khiếp cho dân thường.

Về cơ bản, vũ khí phốt-pho không bị cấm hoàn toàn, thứ vũ khí này chỉ bị cấm sử dụng trong môi trường đô thị, hoặc sử dụng tại khu vực có dân thường.

Về cơ bản, vũ khí phốt-pho không bị cấm hoàn toàn, thứ vũ khí này chỉ bị cấm sử dụng trong môi trường đô thị, hoặc sử dụng tại khu vực có dân thường.

Bao gồm nhiều hợp chất rất dễ cháy trong đó chủ yếu là phốt-pho, loại bom này có thể sinh ra nhiệt độ lên tới hàng nghìn độ C, đủ để nung chảy cả kim loại.

Bao gồm nhiều hợp chất rất dễ cháy trong đó chủ yếu là phốt-pho, loại bom này có thể sinh ra nhiệt độ lên tới hàng nghìn độ C, đủ để nung chảy cả kim loại.

Khi bám vào người, phốt-pho cháy có thể để lại tổn thương vĩnh viễn cho nạn nhân, hoặc khiến nạn nhân tử vong sau đó do nhiễm trùng.

Khi bám vào người, phốt-pho cháy có thể để lại tổn thương vĩnh viễn cho nạn nhân, hoặc khiến nạn nhân tử vong sau đó do nhiễm trùng.

Loại vũ khí này thường được kích nổ trên không để có thể bao trùm một khu vực rộng lớn. Thay vì sử dụng sóng xung kích để gây thiệt hại cho đối phương, loại vũ khí này lại sử dụng nhiệt lượng cực lớn để gây thiệt hại.

Loại vũ khí này thường được kích nổ trên không để có thể bao trùm một khu vực rộng lớn. Thay vì sử dụng sóng xung kích để gây thiệt hại cho đối phương, loại vũ khí này lại sử dụng nhiệt lượng cực lớn để gây thiệt hại.

Loại vũ khí này khi sử dụng trong môi trường đô thị, có thể gây ra hỏa hoạn diện rộng không thể khống chế nổi. Do đặc tính có thể nung chảy được kim loại, cá loại vũ khí hoặc phương tiện cơ giới trong vùng ảnh hưởng của bom phốt-pho, cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng hoặc hư hỏng hoàn toàn.

Loại vũ khí này khi sử dụng trong môi trường đô thị, có thể gây ra hỏa hoạn diện rộng không thể khống chế nổi. Do đặc tính có thể nung chảy được kim loại, cá loại vũ khí hoặc phương tiện cơ giới trong vùng ảnh hưởng của bom phốt-pho, cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng hoặc hư hỏng hoàn toàn.

Những bằng chứng được phía Armenia đưa ra để cáo buộc Azerbaijan, bao gồm một đoạn video ngắn ghi lại đích xác cảnh tượng bom phốt-pho cháy phát nổ từ trên không.

Những bằng chứng được phía Armenia đưa ra để cáo buộc Azerbaijan, bao gồm một đoạn video ngắn ghi lại đích xác cảnh tượng bom phốt-pho cháy phát nổ từ trên không.

Tuy nhiên giới quan sát cũng cho rằng, sẽ rất khó có thể cáo buộc Baku trong việc sử dụng bom phốt-pho và bắt Azerbaijan chịu trách nhiệm về việc này.

Tuy nhiên giới quan sát cũng cho rằng, sẽ rất khó có thể cáo buộc Baku trong việc sử dụng bom phốt-pho và bắt Azerbaijan chịu trách nhiệm về việc này.

Thực tế thì trong cuộc xung đột ở dải Gaza, vũ khí phốt-pho cũng từng nhiều lần được sử dụng, bất chấp việc cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án loại vũ khí này.

Thực tế thì trong cuộc xung đột ở dải Gaza, vũ khí phốt-pho cũng từng nhiều lần được sử dụng, bất chấp việc cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án loại vũ khí này.

Các cường quốc quân sự khác trên thế giới như Mỹ hay Trung Quốc, từ lâu đã không còn sử dụng các loại vũ khí có nguồn gốc từ phốt-pho, để đảm bảo tính nhân đạo ngay cả trong điều kiện chiến tranh.

Các cường quốc quân sự khác trên thế giới như Mỹ hay Trung Quốc, từ lâu đã không còn sử dụng các loại vũ khí có nguồn gốc từ phốt-pho, để đảm bảo tính nhân đạo ngay cả trong điều kiện chiến tranh.

Trong khi đó, Nga được cho là vẫn tiếp tục sử dụng loại vũ khí này, và đã không ít lần Không quân Vũ trụ Nga sử dụng bom phốt-pho để tấn công các mục tiêu khủng bố ở Trung Đông. Nguồn ảnh: QQ.

Trong khi đó, Nga được cho là vẫn tiếp tục sử dụng loại vũ khí này, và đã không ít lần Không quân Vũ trụ Nga sử dụng bom phốt-pho để tấn công các mục tiêu khủng bố ở Trung Đông. Nguồn ảnh: QQ.

Kinh hãi hậu quả của việc sử dụng bom phốt-pho tại khu vực thành thị, đông dân cư. Nguồn: HRW.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nong-lo-viec-azerbaijan-dung-vu-khi-cam-trong-cuoc-xung-dot-voi-armenia-1599765.html