'Nước Mỹ trên hết' hay 'Nước Mỹ thua hết'?

Với ưu tiên chính sách 'Nước Mỹ trên hết', chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đưa ra những phương án chống lại các đối tác thương mại lớn bằng cách đưa ra các mức thuế mạnh mẽ nhằm vào hàng hóa của các nước.

Với ưu tiên chính sách “Nước Mỹ trên hết”, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đưa ra những phương án chống lại các đối tác thương mại lớn bằng cách đưa ra các mức thuế mạnh mẽ nhằm vào hàng hóa của các nước.

Nhà Trắng đã khuyến khích tăng thuế quan như một cách để giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc và thậm chí còn “gây hiểu lầm” cho người dân bằng cách coi thường đối thủ về các vấn đề trong nước. Tuy nhiên, bức tranh theo như miêu tả của chính quyền Mỹ là không thuyết phục. Số liệu và số liệu thống kê gần đây cho thấy các cuộc xung đột thương mại mà Mỹ khởi xướng đã không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nhiều tổ chức trong nước và toàn cầu của Mỹ đã cảnh báo về hậu quả nền kinh tế Mỹ bị kéo thụt lùi.

Và rõ ràng, thực tế hiện nay cho thấy, các biện pháp bảo hộ và đơn phương sẽ chỉ gây hại cho người Mỹ trước tiên, nhất là người nông dân. Trung Quốc mua của Mỹ một số lượng đậu nành trị giá 9,1 tỷ USD Mỹ kim trong thời gian từ tháng 10-2017 đến tháng 3-2018 trước khi thuế mới được áp dụng. Số lượng đậu nành giảm xuống còn 1,88 tỷ USD Mỹ kim trong thời gian từ tháng 10-2018 đến tháng 3- 2019 sau khi thuế mới có hiệu lực. Theo các số liệu thống kê, nông phẩm của Mỹ bao gồm đậu nành, bắp, lúa mì, thịt heo ứ đọng. Việc Trung Quốc xoay qua mua đậu nành hầu hết của Brazil khiến giá nông phẩm của Mỹ xuống thấp làm cho nông dân khốn đốn.

Và có thể thấy, nếu Washington tiếp tục áp dụng mức thuế bổ sung mới đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, GDP của Mỹ sẽ giảm 1,01% và 2,16 triệu việc làm sẽ bị mất cùng với gánh nặng hàng năm là 2.294 USD Mỹ cho một gia đình 4 người, theo một báo cáo của Trade Partnership, một nhóm chuyên gia của Mỹ. Một báo cáo của các nhà nghiên cứu kinh tế từ Đại học Harvard, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Đại học Chicago và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Boston mới công bố đã cho thấy, tỷ lệ thuế quan đã giảm phần lớn ở Mỹ. Hiệu ứng lan tỏa cũng được chứng minh bằng số liệu thống kê của Trung Quốc. Theo đó, trong bối cảnh tranh chấp thương mại do Mỹ khởi xướng, đầu tư trực tiếp của các Cty Trung Quốc tại Mỹ đã giảm 10%, xuống còn 5,79 tỷ USD vào năm 2018.

Việc thúc đẩy các cuộc chiến thương mại gây tổn hại không chỉ cho Mỹ và Trung Quốc mà còn cho cả thế giới. Bằng cách vũ khí hóa thuế quan, Mỹ đã phá vỡ hệ thống thương mại đa phương, mang lại sự hỗn loạn cho chuỗi cung ứng toàn cầu, làm giảm niềm tin thị trường và đặt ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.

Tổng thống Trump, trong tuyên bố mới nhất hôm 7-6 đã khẳng định ông chắc chắn sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, đồng thời cho biết các cuộc đàm phán đang rơi vào thế bế tắc sau khi Bắc Kinh nỗ lức tái đàm phán thỏa thuận. Tuy nhiên, viễn cảnh là không mấy khả quan khi ông chủ Nhà Trắng liên tục đe dọa tăng thuế và Bắc Kinh phản ứng bằng cách nhấn mạnh sẽ chiến đấu đến cùng.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_207497_-nuoc-my-tren-het-hay-nuoc-my-thua-het-.aspx