Ô nhiễm nhựa – rào cản trong việc đạt thỏa thuận tại COP-16
Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học (COP-16) diễn ra tại Colombia ngày 1/11 bước vào ngày họp cuối. Tuy nhiên các bên tham gia Hội nghị dự báo sẽ khó đạt được một thỏa thuận cuối cùng do bất đồng về vấn đề cắt giảm sản lượng nhựa.
Tại Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học COP-16, các nhà lãnh đạo thế giới đang thảo luận để tìm ra những biện pháp hành động quyết liệt nhằm bảo vệ đa dạng sinh học.
Vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự chính là giải quyết ô nhiễm, trong đó rác thải nhựa được xem là một trong những tác nhân chính gây mất đa dạng sinh học và suy thoái hệ sinh thái. Tuy nhiên, các ý kiến tham luận tại COP-16 vẫn thể hiện những quan điểm khác biệt đối với nhiều vấn đề. Một tài liệu được lưu hành trong các cuộc thảo luận tại COP-16 không có đề xuất nào về việc hạn chế sản xuất nhựa, điều mà nhiều quốc gia xem là quan trọng để tiến tới đạt được thỏa thuận toàn cầu giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa.
Theo Bộ trưởng phụ trách vấn đề chuyển đổi sinh thái của Pháp, bà Agnes Pannier-Runacher, nếu không nâng cao các mục tiêu trong tài liệu này, các nước sẽ khó có thể đạt được sự đồng thuận. Bà nhấn mạnh rằng việc thu gom và tái chế rác thải là chưa đủ nếu không giảm mức độ sản xuất và sử dụng các sản phẩm mới. Trong khi đó theo một nguồn tin tại chỗ, các điều khoản trong tài liệu hiện nay chưa đủ mạnh. Nội dung các tài liệu không đề cập cụ thể về vấn đề cắt giảm sản xuất nhựa vốn là vấn đề còn tồn tại nhiều khác biệt giữa các nước. Thay vào đó, tài liệu cho rằng các quốc gia nên đồng ý về một quy
Trước thực tế này các nhà tổ chức hội nghị đã phải lên tiếng kêu gọi các bên nhượng bộ. Trong một tuyên bố, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres kêu gọi các bên tham gia tận dụng những thời khắc cuối cùng của hội nghị nhằm đạt một thỏa thuận.
“Quả bóng hiện đang ở trong tay các quốc gia thành viên để đạt được một thỏa thuận đầy tham vọng, đáng tin cậy và công bằng. Một thỏa thuận giải quyết vòng đời của nhựa – giải quyết vấn đề nhựa dùng một lần và nhựa có tuổi thọ ngắn; Một thỏa thuận đáp ứng nhu cầu của người dân và cộng đồng, đồng thời mở ra quá trình chuyển đổi công bằng cho tất cả mọi người – bao gồm 20 triệu người nhặt rác trên toàn thế giới. Tôi kêu gọi các bạn hãy hành động vì sức khỏe, công bằng và công lý của con người. Hãy hành động vì tương lai của con người và hành tinh. Một thỏa thuận đầy tham vọng là cách duy nhất để chấm dứt ô nhiễm nhựa”, Tổng thư ký Guterres nói.
Trong khi đó, Tổng thống nước chủ nhà Colombia Gustavo Petro nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn mọi người tham gia COP-16 hãy vì thế giới mà đưa ra quyết định cho một cuộc cách mạng toàn cầu. Chúng ta cần một thỏa thuận toàn cầu giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa. Và đây chính là điều chúng ta thực sự cần”.
Trong ngày họp cuối cùng trước khi kết thúc COP-16, các nhà đàm phán cần thu hẹp sự khác biệt trong quan điểm về các vấn bao gồm việc có nên cấm các sản phẩm nhựa nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người hay không và cách tài trợ cho việc thực hiện thỏa thuận toàn cầu về về chấm dứt ô nhiễm nhựa.
Nếu các nhà đàm phán đạt được sự nhất trí thì tài liệu nói trên sẽ được lấy làm cơ sở cho các phiên họp thứ năm của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về ô nhiễm nhựa, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11 tại Hàn Quốc.
Các tài liệu tại COP-16 lần này cũng sẽ được đưa vào Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Azerbaijan trong tháng này.