Olympic Tokyo 2020: Chuyện từ A-Z
Các nước Đông Nam Á trên vượt xa nước ta rất nhiều về thành tích Thế vận hội. Họ đã đặt trọng tâm là thành tích thể thao thế giới, bỏ qua thành tích khu vực, và họ đang thành công.
Ban đầu Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 lần thứ 32 dự kiến tổ chức từ ngày 24/7-9/8/2020, nhưng do đại dịch covid-19 nên phải lùi 1 năm đến ngày 23/7-8/8/2021. Ban tổ chức quyết định không bán vé cho khán giả vào xem thi đấu; tất cả mọi người đến khu vực thi đấu đều đã tiêm đủ liều vaccine, phải kiểm tra âm tính với virus, phải mang khẩu trang trừ vận động viên khi thi đấu; không cho phép các công ty quảng cáo tại các địa điểm thi đấu thể thao.
Điểm nhấn một kỳ Thế vận hội
Có 206 đoàn tham dự Tokyo 2020 , trong đó có 205 đoàn đại diện cho quốc gia và một tổ chức Olympic quốc gia Nga. (Nga bị Ủy ban Trọng tài phạt vì sự kiện doping năm 2019, nên chỉ được tham gia dưới tên gọi là Ủy ban Olympic Nga, không được sử dụng danh nghĩa quốc gia, cờ và quốc ca). Tổng số vận động viên tham dự Olimpic Tokyo 2020 11.058 người, nhiều nhất là đoàn Mỹ 630 VĐV, nước chủ nhà Nhật Bản thứ hai với 552 VĐV. Bắc Triều Tiên tuyên bố không tham dự vì lo ngại về Covid-19.
Thế vận hội lần này có tất cả 339 nội dung thi đấu trong 33 môn thể thao gồm 50 phân môn, đồng nghĩa với 339 bộ huy chương. Nam vận động viên bơi người Mỹ Caeleb Dressel sinh năm 1996 giành được 5 HCV, phá 2 kỷ lục thế giới và 2 kỷ lục Olympic đã trở thành ngôi sao ấn tượng nhất c.
Vận động viên môn Canoeing Lisa Carrington của New Zealand với 2 HCV và 1 HCĐ lập thành tích 3 kỳ Olympic liên tiếp 2012, 2016 và 2020 đều giành được HCV. Đến nay VĐV Canoeing này đã có 5 HCV và 1 HCĐ, một thành tích đi vào lịch sử các kỳ Olympic.
Tay vợt bóng bàn Marimoto (18 tuổi, Nhật Bản) trong trận gặp đấu thủ Hy lạp (36 tuổi), bị dẫn trước 2 game, game thứ 3 bị dẫn trước 10-4, chỉ còn 1 điểm nữa là thua trận đấu. Thế nhưng, Marimoto không hề sợ hãi, anh ta bình tĩnh và mạnh mẽ lấy lại từng điểm và thắng game thứ 3 và thắng tiếp hai game còn lại. Marimoto cũng thắng tuyển thủ Đức sau hai game đầu bị thua trong trận bán kết 2 đồng đội nam.
Các VĐV của đất nước Jamaica và Bahamas đã giành huy chương vàng điền kinh, khiến cả thế giới biết đến đất nước họ. Là hai quốc gia nhỏ xíu ở vùng Caribe nằm phía Đông Hoa Kỳ, là quốc gia độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung. Nữ Hoàng Anh là Nguyên thủ quốc gia theo nghi thức, được đại diện bởi một toàn quyền người địa phương.
(Bahamas là một quần đảo với 700 hòn đảo lớn nhỏ, tổng diện tích 13.878 km vuông, dân số gần 400 ngàn người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 25 ngàn USD; Jamaica là quốc đảo có diện tích 11.100 km vuông, dân số 2,9 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 5000 USD).
Bảng tổng sắp huy chương: Tổng số có 86/206 đoàn giành được huy chương các loại, tiếc rằng trong đó không có nước ta. Các quốc gia dẫn đầu số huy chương vẫn là các cường quốc kinh tế và thể thao là Mỹ,Trung Quốc, Nhật, Anh, Nga, Úc…Thế vận hội vẫn là sân chơi và thi thố sức mạnh của hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc. Ngày thi đấu cuối cùng Mỹ đã giành 3 HCV, nâng tổng số HCV lên 39 hơn Trung quốc đúng 1 HCV, xếp vị trí số 1 toàn đoàn. Tính ra, Mỹ dành được 11,1% huy chương các loại, trong đó HCV chiếm 11,5% số HCV; Trung Quốc dành được 8,6% huy chương các loại trong đó HCV chiếm 11,2% HCV thế giới.
Nhìn vào bảng tổng sắp huy chương của các quốc gia thấy rằng: Không phải quốc gia cứ mạnh về kinh tế, hay có lợi thế về thể hình, thể lực mà có huy chương. Thành tích có được phần lớn nhờ chiến lược đầu tư hợp lý về lợi thế con người và truyền thống của quốc gia đó. Như Jamaica 4 huy chương vàng về điền kinh; Bahamas có 2 HCV về điền kinh.Tài năng không phụ thuộc vào tuổi: Vận động viên 14 tuổi Trung Quốc đoạt huy chương vàng môn nhảy cầu cứng; vận động viên nữ 20 tuổi Hàn Quốc đoạt huy chương vàng môn bắn cung…
Nước chủ nhà Nhật Bản đã tổ chức một sự kiện thể thao quy mô toàn cầu trong điều kiện đại dịch thật hợp lý, khoa học đi đến sự hoàn hảo, thể hiện trình độ tổ chức tuyệt vời. Đại hội kết thúc trọn vẹn bằng buổi lễ bế mạc không hoành tráng khoa trương như các lần khác mà giản dị chân thành với cảm xúc lắng đọng.
Nhìn vào khu vực Đông Nam Á
Kể từ năm 1980, lần đầu tiên Việt Nam tham dự thế vận hội mùa hè Moscow đến nay là 40 năm, qua 10 đại hội thể thao, nước ta mới dành được 5 huy chương bao gồm: 1 vàng, 3 bạc và 1 đồng. Gồm: HCV súng ngắn bắn hơi 10 m của Hoàng Xuân Vinh (Rio 2016); HCB súng ngắn của Hoàng Xuân Vinh (Rio 2016); HCB cử tạ của Hoàng Anh Tuân (Bắc Kinh 2008); HCĐ cử tạ Trần Lê Toàn Quốc (Luân Đôn 2012); HCB Taekwondo Trần Hiếu Ngân (Sydney 2000).
Trong khi, không kể Olympic 2020, các nước Đông Nam Á đang có thành tích vượt trội, theo đó Thái Lan có 33 huy chương gồm 9 HCV, 8 HCB, 6 HCĐ; Indonesia: 32 huy chương gồm 7 HCV, 13 HCB, 12 HCĐ. Khoảng cách giữa thể thao Việt Nam với các nước trong khu vực càng nới rộng khi tại Olympic 2020: Indonnesia đoạt 1 HCV (cầu lôngđôi nữ), 1HCB (cử tạ), 3 HCĐ cử tạ); Philippines: 1 HCV (cử tạ) 2 HCB (boxing),1 HCĐ (cử tạ); Thái Lan:1 HCV (taekwondo),1 HCĐ; Malaysia: 1 HCĐ ( cầu lông đôi nam).
Việt Nam có 18 vận động viên tham dự thi đấu ở 8 bộ môn (rowing, bơi, cầu lông, teakwondo, cử tạ, bắn súng, bắn cung, judo) và không dành được bất cứ huy chương nào. Đây là một kết quả đáng thất vọng, sau 4 kỳ đại hội có huy chương, mặc dù thời gian qua ta đã đẩy mạnh đầu tư vào công tác huấn luyện. Ánh Viên, 6 năm qua đã cho sang Mỹ học tập, rèn luyện tổn phí 30 tỷ đồng nhưng bơi 200m tự do xếp 26/29 vòng loại; 800m tự do xếp 30/30 vòng loại. Sau một thời gian dài học tập và rèn luyện ở Mỹ nhưng kết quả đáng thất vọng, thua thành tích của chính cô tại SEA Games 30 lên đến 5 giây.
Các VĐV của ta có tâm lý thi đấu không ổn định, họ không vượt qua được chính mình. Nếu thành tích thi đấu tại Olympic bằng kết quả trong nước hoặc SEA Games 30 thì đã đạt huy chương như trường hợp của VĐV cử tạ Thạch Kim Tuấn và Hoàng Thị Duyên. Chúng ta lập “kỷ lục” khi có VĐV có tuổi cao nhất đại hội là Nguyễn Tiến Minh (37 tuổi). - Qua kết quả thi đấu tại Olympic Tokyo 2020 thấy rằng:
Việc Indosia, Thái Lan, Philippines đoạt HCV Olympic Tokyo 2020, trong khi Việt Nam vẫn chỉ tự hào tốp 3 SEA Games. Từ thất bại tại Olympic 2020, chúng ta cần đánh giá một cách nghiêm túc về quá trình đầu tư vào thể thao thành tích cao trong thời gian qua để rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sâu sắc. Chiến lược “nuôi gà chọi” như hiện nay chỉ có thể có thành tích tầm SEA Games, muốn vươn ra châu lục phải đầu tư dài hơn, bài bản và có sự chung tay của các tập đoàn kinh tế tư nhân như bóng đá đang làm.