OPEC+ bên bờ vực khủng hoảng

Theo những đánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các nước thành viên OPEC + đang đứng trước bờ vực khủng hoảng tài chính.

Theo những đánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các nước thành viên OPEC + đang đứng trước bờ vực khủng hoảng tài chính.

Một giàn khoan dầu ngoài khơi của công ty Saudi Aramco ở Manifa, Saudi Arabia. Ảnh: Getty Images

Một giàn khoan dầu ngoài khơi của công ty Saudi Aramco ở Manifa, Saudi Arabia. Ảnh: Getty Images

Triển vọng rất ảm đạm

Trong Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới (WEO) mới được cập nhật, IMF cho rằng, nhu cầu dầu trên toàn thế giới xuống 91,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, mức giảm hàng ngày là 8,4 triệu thùng so với cùng kỳ năm ngoái và nhiều hơn mức giảm 8,1 triệu được dự đoán trong báo cáo tháng 8 của cơ quan. OPEC đưa ra triển vọng thậm chí còn tồi tệ hơn cho năm nay, giảm dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu vào tháng trước xuống mức trung bình 90,2 triệu thùng/ngày vào năm 2020, giảm 9,5 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.

IMF đưa ra đánh giá không mấy sáng sủa về khả năng phục hồi kinh tế ở Trung Đông và Trung Á, với dự báo GDP tăng trưởng âm 4,1% cho cả khu vực này. Nguyên nhân chính khiến dẫn đến triển vọng u ám này chính là việc IMF dự đoán giá dầu vẫn đứng ở mức thấp, dao động trong khoảng 40-50 USD/thùng trong năm 2021. Việc kéo dài mức giá dầu thấp hiện tại thêm một năm nữa sẽ gây tổn hại nặng nề cho các nước xuất khẩu dầu và khí đốt, bao gồm tất cả các thành viên OPEC+.

Trong báo cáo, IMF dự báo kinh tế Trung Đông và Trung Á suy giảm 2,8% trong năm 2020. Giám đốc IMF Jihad Azour nhấn mạnh sự chênh lệch lớn về thiệt hại kinh tế dự kiến của các nước nhập khẩu và xuất khẩu dầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch và giá dầu lao dốc. Theo ông, kết hợp hai cú sốc đó đã dẫn đến sự suy giảm mạnh trong hoạt động kinh tế khác biệt giữa các nước xuất khẩu dầu và nhập khẩu dầu. IMF dự báo mức tăng trưởng âm 6,6% đối với các nước xuất khẩu dầu, so với mức giảm 1,3% của các nước nhập khẩu dầu.

Với nhiều thành viên OPEC+, phần lớn ngân sách chính phủ phụ thuộc vào nguồn thu liên quan đến dầu khí. Vì vậy, tất cả các nước OPEC đều đang xem xét thâm hụt ngân sách đáng kể trong năm nay, đặc biệt là Saudi Arabia, UAE, Bahrain, Iraq, Iran và Kuwait. Cựu thành viên OPEC, Qatar cũng ở trong tình trạng tương tự, ngay cả khi nước này cố gắng giảm thiểu thiệt hại bằng cách tăng xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG).

Giá dầu sẽ tiếp tục giảm

Vì cả nhu cầu dầu và khí đốt đều giảm mạnh trong năm nay, nên giá của cả hai loại này đều ở mức thấp. Hiện tại, giá dầu Brent vẫn thấp hơn 40% so với mức trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Có rất ít hy vọng về sự gia tăng đáng kể về giá trong tương lai gần khi lượng dầu và khí đốt dự trữ toàn cầu vẫn ở mức cao lịch sử, và nhu cầu có vẻ sẽ giảm trở lại do các đợt phong tỏa mới liên quan đến Covid-19 và suy thoái kinh tế hơn nữa.

Thông thường, giá dầu để Saudi Arabia tiến tới điểm cân bằng ngân sách là 80 USD/thùng. Tuy nhiên, chính quyền nước này hiện đang thảo luận về ngân sách năm tài khóa 2021 với kịch bản giá dầu ở mức 50 USD/thùng. Iraq cũng đã tuyên bố rằng họ dự kiến mức giá 50 USD/thùng trong năm 2021.

Mức giá này thấp chủ yếu dựa vào những con số về nền kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu Covid-19. Căn cứ này thiếu cơ sở vững chắc, bởi hoạt động kinh tế tại Trung Quốc chỉ có thể phục hồi thực sự nếu tiêu dùng toàn cầu tăng mạnh. Nhưng hiện nay nhiều trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, EU lại đang phải đối diện với làn sóng Covid-19 mới. Trên phạm vi toàn cầu, tất cả các bên liên quan đều chịu ảnh hưởng của giá dầu thấp và tác động liên tục của đại dịch toàn cầu, nhưng các thành viên OPEC+ sẽ bị thiệt hại nhiều nhất. Nhiều nước sản xuất dầu mỏ, khí đốt đã lâm vào tình cảnh kiệt quệ tài chính từ trước khi đại dịch xuất hiện, đó là trường hợp của Libya hay Venezuela.

Tình trạng dư thừa nguồn cung, các kho chứa chất đầu dầu vẫn tiếp diễn. Trong khi đó những thông tin về nhu cầu hồi phục ở một vài thị trường dường như chỉ là suy nghĩ mang tính mong ước, được khích lệ bởi các đợt bơm tiền trong các gói kích thích hàng nghìn tỷ USD, chứ không xuất phát từ việc nền kinh tế đang tự đi lên.

Cách thoát khỏi khủng hoảng

Trong một môi trường tài chính như vậy, các nước OPEC+ không thể đủ sức tạo dựng ổn định nền kinh tế mà chỉ dựa vào nguồn lợi dầu khí trong tương lai. Theo ông Jihad Azour, Giám đốc bộ phận tại Trung Đông và Trung Á của IMF, giải pháp phù hợp nhất là đa dạng hóa và tiếp tục các biện pháp ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của đại dịch Covid-19 chính là chìa khóa để củng cố nền kinh tế của khu vực. "Tôi nghĩ điều quan trọng đối với khu vực này trong tương lai đó chính là đa dạng hóa nền kinh tế, một cách tốt nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này", ông nói.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_233447_opec-ben-bo-vuc-khung-hoang.aspx