Pháo đài quân sự 2.000 năm tuổi của Hàn Quốc

Được xây dựng từ thời Joseon, Thành Namhansanseong (Nam Hán Sơn Thành) được vinh danh là di tích lịch sử quốc gia Hàn Quốc và di sản văn hóa thế giới.

Thành Namhansanseong được xây dựng vào triều đại Joseon (1392-1910) và có niên đại khoảng 2.000 năm trước. (Nguồn: Korea's Hidden Gem)

Thành Namhansanseong được xây dựng vào triều đại Joseon (1392-1910) và có niên đại khoảng 2.000 năm trước. (Nguồn: Korea's Hidden Gem)

Thành Namhansanseong tọa lạc tại trung tâm núi Namhan, dãy núi chạy qua ba thành phố Gwangju, Seongnam và Hanam của tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc.

Thành được xây dựng ở độ cao 480 mét so với mặt nước biển, có niên đại khoảng 2.000 năm trước và được sử dụng như khu phòng vệ của Triều đại Joseon (1392-1910).

Mục đích ban đầu của Namhansanseong là bảo vệ thủ đô Hanyang (Hàn Dương – tên gọi cũ của thủ đô Seoul ngày nay). Tháng 12/1636, nhà Thanh đem 100.000 quân vượt sông Áp Lục xâm nhập lãnh thổ, vua Joseon thứ 16 đã cùng quần thần lánh nạn tại Thành Namhansanseong.

Trước ý nghĩa lịch sử đó, chính phủ Hàn Quốc đã công nhận Thành Namhansanseong là di tích lịch sử quốc gia năm 1963, ngay sau khi luật bảo tồn di tích văn hóa có hiệu lực. Đến tháng 6/2014, UNESCO vinh danh Thành Namhansanseong của xứ sở kim chi là di sản văn hóa thế giới.

Tháng 6/2014, UNESCO vinh danh Thành Namhansanseong là di sản văn hóa thế giới. (Nguồn: Korea's Hidden Gem)

Tháng 6/2014, UNESCO vinh danh Thành Namhansanseong là di sản văn hóa thế giới. (Nguồn: Korea's Hidden Gem)

Tổng chiều dài của công trình là 11,76km, tường thành chính dài 9,5km và tường thành ngoài dài 2,71km. Thành chia thành hai khu vực là tường thành và khu vực hành cung - biệt cung, nơi vua ở lại mỗi khi vi hành hay điện Thủ ngự trường đại - được xây dựng với mục đích quân sự.

Ngoài bốn cửa chính là Đông, Tây, Nam, Bắc, thành còn có tới 16 cửa bí mật, là nơi đón quân tiếp viện, nhận vũ khí, lương thực.

Tường thành có nhiều hình dạng và vai trò khác nhau, như wonseong (nguyên thành), weseong (ngoại thành), chiseong (trĩ thành), ongseong (úng thành). Nguyên thành là bức tường thành chính. Sau khi bị tấn công, vua Injo cho xây thêm ngoại thành là bức tường thành bên ngoài để bảo vệ.

Ngoài ra còn có trĩ thành là những bức tường thấp trên mặt thành, úng thành được xây chụm lại giống hình chiếc chum, nhằm bảo vệ cửa thành và ngăn đợt tấn công đầu tiên của địch.

Việc xây dựng Thành Namhansanseong trên núi cho thấy kỹ thuật quân sự quốc phòng của Hàn Quốc vào thời kỳ Joseon tiến bộ vượt bậc, không chỉ đạt giá trị cao về mỹ thuật mà còn là công trình phòng thủ vững chắc. (Nguồn: Korea's Hidden Gem)

Việc xây dựng Thành Namhansanseong trên núi cho thấy kỹ thuật quân sự quốc phòng của Hàn Quốc vào thời kỳ Joseon tiến bộ vượt bậc, không chỉ đạt giá trị cao về mỹ thuật mà còn là công trình phòng thủ vững chắc. (Nguồn: Korea's Hidden Gem)

Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa và di tích lịch sử dân tộc, chính phủ Hàn Quốc chỉ định Tổ chức Sáng kiến văn hóa và du lịch Hàn Quốc Namhansanseong (NCTI) là cơ quan chính chịu trách nhiệm quản lý và bảo tồn thực địa Namhansanseong và các di sản văn hóa khác trong khu vực này. NCTI chịu mọi trách nhiệm về việc thực hiện các dự án, bao gồm thiết lập kế hoạch bảo tồn từ ngắn đến dài hạn, sửa chữa, khai quật, nghiên cứu, khảo sát, giáo dục và giám sát.

(tổng hợp)

Xuân Sơn

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/phao-da-i-quan-su-2000-nam-tuo-i-cu-a-ha-n-quoc-264802.html