Phát hiện hố đen khổng lồ nuốt chửng các tiểu hành tinh sau vài giây

Hố đen siêu khổng lồ này có khối lượng gấp 3 tỷ lần hệ mặt trời và có khả năng nuốt chửng các tiểu hành tinh có kích thước ngang bằng trái đất chỉ trong vài giây.

Mới đây, các nhà khoa học Úc thông báo đã phát hiện ra một hố đen siêu lớn mới đặt tên là J1144. Hố đen này có kích thước khổng lồ gấp 500 lần so với Sagittarius A*- hố đen siêu lớn được tìm thấy vào năm 2019.

Mới đây, các nhà khoa học Úc thông báo đã phát hiện ra một hố đen siêu lớn mới đặt tên là J1144. Hố đen này có kích thước khổng lồ gấp 500 lần so với Sagittarius A*- hố đen siêu lớn được tìm thấy vào năm 2019.

Theo ước tính thì dải ngân hà có khoảng 100 triệu hố đen. Với mô hình tiến hóa của các vì sao hiện nay thì rất khó có thể phát hiện ra hố đen có kích thước lớn như vậy.

Theo ước tính thì dải ngân hà có khoảng 100 triệu hố đen. Với mô hình tiến hóa của các vì sao hiện nay thì rất khó có thể phát hiện ra hố đen có kích thước lớn như vậy.

Theo quan sát cho thấy vòng ánh sáng plasma của hố đen J1144 là rất lớn, ánh sáng phát ra mạnh gấp đến 7000 lần so với toàn bộ thiên hà của chúng ta. Điều này đã khiến cho các nhà khoa học dễ dàng quan sát được nó.

Theo quan sát cho thấy vòng ánh sáng plasma của hố đen J1144 là rất lớn, ánh sáng phát ra mạnh gấp đến 7000 lần so với toàn bộ thiên hà của chúng ta. Điều này đã khiến cho các nhà khoa học dễ dàng quan sát được nó.

Ông Christopher Onken – Trưởng nhóm nghiên cứu Thiên văn học tại Đại Học Quốc Gia Australia (ANU) ở Canberra đã cho biết: “Các nhà thiên văn học đã không ngừng tìm kiếm các hố đen trong suốt 50 năm qua. Họ đã nhìn thấy rất nhiều hố đen khác nhưng không cái nào phát sáng mạnh mẽ như hố đen này”.

Ông Christopher Onken – Trưởng nhóm nghiên cứu Thiên văn học tại Đại Học Quốc Gia Australia (ANU) ở Canberra đã cho biết: “Các nhà thiên văn học đã không ngừng tìm kiếm các hố đen trong suốt 50 năm qua. Họ đã nhìn thấy rất nhiều hố đen khác nhưng không cái nào phát sáng mạnh mẽ như hố đen này”.

Thông thường, con người chúng ta sẽ không thể được các hố đen vì chúng là một khoảng không đen ngòm đầy bí ẩn.

Thông thường, con người chúng ta sẽ không thể được các hố đen vì chúng là một khoảng không đen ngòm đầy bí ẩn.

Cái chúng ta quan sát được đó chính là ánh sáng phát ra từ các vật thể trong lúc chúng đang bị hố đen nuốt chửng. Nó là hố đen sáng nhất và phát triển nhanh nhất từng tồn tại trong 9 tỷ năm qua.

Cái chúng ta quan sát được đó chính là ánh sáng phát ra từ các vật thể trong lúc chúng đang bị hố đen nuốt chửng. Nó là hố đen sáng nhất và phát triển nhanh nhất từng tồn tại trong 9 tỷ năm qua.

Hố đen khổng lồ này đang ngày càng rộng ra một cách bất thường với tốc độ tiêu thụ vật chất rất lớn.

Hố đen khổng lồ này đang ngày càng rộng ra một cách bất thường với tốc độ tiêu thụ vật chất rất lớn.

Nó có thể nuốt trọn tiểu hành tinh như trái đất chỉ trong vài giây. Nhóm nghiên cứu của ANU hiện đang cố gắng tìm hiểu lý do vì sao hố đen khổng lồ lại trở nên “háu ăn” như vậy.

Nó có thể nuốt trọn tiểu hành tinh như trái đất chỉ trong vài giây. Nhóm nghiên cứu của ANU hiện đang cố gắng tìm hiểu lý do vì sao hố đen khổng lồ lại trở nên “háu ăn” như vậy.

Các nhà khoa học đang nghi ngờ rằng có thể hai thiên hà lớn đã đâm vào nhau, cuốn theo một lượng lớn vật chất và hố đen và nuôi sống nó.

Các nhà khoa học đang nghi ngờ rằng có thể hai thiên hà lớn đã đâm vào nhau, cuốn theo một lượng lớn vật chất và hố đen và nuôi sống nó.

Mặc dù, chúng ta chưa biết rõ liệu hố đen “quái vật” này có thể sống dậy trong bao lâu. Nhưng tin mừng là trái đất nằm cách xa nó hàng vạn năm ánh sáng. Hố đen J1144 được xác nhận là vô hại đối với trái đất của chúng ta.

Mặc dù, chúng ta chưa biết rõ liệu hố đen “quái vật” này có thể sống dậy trong bao lâu. Nhưng tin mừng là trái đất nằm cách xa nó hàng vạn năm ánh sáng. Hố đen J1144 được xác nhận là vô hại đối với trái đất của chúng ta.

Minh Anh (theo livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-ho-den-khong-lo-nuot-chung-cac-tieu-hanh-tinh-sau-vai-giay-1714560.html