Phát huy truyền thống anh hùng, lực lượng vũ trang tỉnh xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương

Cách đây 75 năm, ngày 18/3/1947, lực lượng vũ trang (LLVT) Hà Nam được chính thức thành lập với tên gọi Ban Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Tự vệ Hà Nam (Tỉnh đội Hà Nam). ĐÓNG GÓP, THÀNH TÍCH, PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA QUÂN VÀ DÂN HÀ NAM* Những đóng góp to lớn:- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hà Nam đã động viên hơn 70 nghìn thanh niên vào bộ đội, hàng chục nghìn người tham gia dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong; huy động 85 nghìn tấn lương thực, trên 10 nghìn tấn thực phẩm cho tiền tuyến;Trên 17 nghìn người con ưu tú của Hà Nam đã anh dũng hy sinh; trên 15 nghìn thương binh, bệnh binh đã đóng góp một phần xương máu trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;Thời kỳ 1975 - 2022, Hà Nam có 28.450 thanh niên lên đường làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.* Những thành tích vẻ vang:- Trong kháng chiến chống Pháp, quân dân Hà Nam đã chiến đấu hơn 10 nghìn trận; tiêu diệt, làm bị thương 40 nghìn tên địch, phá hủy 400 xe quân sự, bắn rơi 2 máy bay, bắn chìm 5 tàu chiến, ca nô, thu hồi nhiều quân trang, quân dụng...- Trong kháng chiến chống Mỹ, quân dân Hà Nam đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi 19 máy bay, bảo vệ an toàn các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế của tỉnh và tuyến giao thông huyết mạch quốc gia.* Những phần thưởng cao quý:Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: Nhân dân và LLVT tỉnh, 55 tập thể, 41 cá nhân đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý 'Anh hùng LLVT nhân dân'; 1.319 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước 'Mẹ Việt Nam Anh hùng'; hàng nghìn tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương.Từ khi tái thành lập đến nay, LLVT Hà Nam liên tục được Bộ Tư lệnh Quân khu 3, UBND tỉnh khen thưởng; hàng trăm tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng trong phong trào thi đua Quyết thắng và thực hiện nhiệm vụ đột xuất. Với những thành tích xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, LLVT Hà Nam được Đả

Cách đây 75 năm, ngày 18/3/1947, lực lượng vũ trang (LLVT) Hà Nam được chính thức thành lập với tên gọi Ban Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Tự vệ Hà Nam (Tỉnh đội Hà Nam).

Ngay sau khi ra đời, LLVT Hà Nam đã nhanh chóng phát triển, không ngừng lớn mạnh và lập nhiều chiến công. Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT Hà Nam đã góp phần xứng đáng cùng quân và dân cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến đấu anh dũng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Năm 1945, sau khi giành chính quyền thắng lợi ở thị xã Phủ Lý ngày 25/8/1945, Chi đội Giải phóng quân Hà Nam ra đời với 3 đại đội gồm 1.200 cán bộ, chiến sĩ. Ngoài lực lượng tập trung ở tỉnh, mỗi huyện cũng tổ chức một trung đội vũ trang (mỗi trung đội từ 36 - 40 người) với nhiều tên gọi như: “Giải phóng quân”, “Cảm tử quân”, “Tự vệ xung phong”… những đơn vị tiền thân của LLVT Hà Nam sau này.

Trên cơ sở các Chi đội Giải phóng quân Hà Nam, ngày 18/3/1947 chấp hành chủ trương của Chính phủ và Bộ Quốc phòng, tại Đình Bông (thôn Phù Đê, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng), Ủy ban Kháng chiến tỉnh công bố quyết định thành lập Ban Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Tự vệ Hà Nam (Tỉnh đội Hà Nam). Quân số của Tỉnh đội lúc đó gần 400 người. Cuối tháng 9/1947, cơ quan quân sự cấp huyện, xã cũng được thành lập. Từ đây LLVT, bán vũ trang Hà Nam với sự chỉ đạo, chỉ huy chặt chẽ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở đã phát triển nhanh chóng và có sự bài bản, nền nếp trong xây dựng tổ chức, phát triển lực lượng và duy trì các hoạt động.

Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đồng chí Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Quân khu 3 dự lễ giao nhận quân, động viên tân binh lên đường nhập ngũ năm 2022 tại huyện Lý Nhân.

Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đồng chí Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Quân khu 3 dự lễ giao nhận quân, động viên tân binh lên đường nhập ngũ năm 2022 tại huyện Lý Nhân.

Để bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với LLVT, Tỉnh ủy Hà Nam ra chủ trương mọi cán bộ, đảng viên đều phải tham gia lực lượng dân quân tự vệ. Hàng trăm đảng viên được điều động sang trực tiếp làm công tác lãnh đạo, chỉ huy quân sự. Các đơn vị du kích tập trung được xây dựng theo chủ trương “Phát triển chiến tranh du kích”, làm nòng cốt cho phong trào vũ trang toàn dân, chuẩn bị điều kiện phát triển thành những đơn vị bộ đội địa phương. Đến tháng 8/1948, lực lượng thường trực chiến đấu của tỉnh đã được tập hợp lên đến hàng nghìn người.

Trong kháng chiến chống Pháp, LLVT Hà Nam đã thực sự trở thành lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Ở khắp nơi trong tỉnh, phong trào “đắp lũy, đào hào, xây làng kháng chiến, biến mỗi thôn xóm, làng xã thành một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”, kiên cường chiến đấu ngay trong lòng địch. Nhiều tên làng xã như: Đức Bản, Cống Vùa (Lý Nhân), Chìa Xá, Chợ Lương (Duy Tiên), Chanh Chè, Đoan Vĩ (Thanh Liêm), Nhật Tựu, Đại Cương (Kim Bảng), Hồng Phú (Phủ Lý)… gắn liền với sự trưởng thành, lớn mạnh và những chiến công của LLVT tỉnh, trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, đức hy sinh, niềm tự hào của quân dân trong tỉnh. LLVT địa phương đã phối hợp với các đơn vị chủ lực đánh trên mười nghìn trận, loại khỏi vòng chiến đấu hơn bốn mươi nghìn tên địch, phá hủy và thu hàng nghìn tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh; bao vây, tiêu diệt, bức rút hàng chục đồn bốt, góp phần tiêu hao lực lượng lớn địch trên địa bàn. Đồng thời, chi viện đắc lực cho các chiến trường làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đưa nước ta bước sang giai đoạn cách mạng mới.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, LLVT Hà Nam cùng với nhân dân vừa chiến đấu, vừa xây dựng quê hương, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Trong chiến tranh phá hoại tại miền Bắc (từ tháng 11/1965 đến tháng 01/1972) không quân Mỹ đánh phá ác liệt các mục tiêu trên địa bàn. Hàng nghìn tấn bom đạn dội xuống các tuyến đường sắt, đường bộ, bến phà, nhà ga, kho tàng… LLVT Hà Nam đã kiên cường phối hợp cùng bộ đội phòng không, không quân tạo lưới lửa phòng không nhiều tầng, nhiều lớp, với nhiều trận đánh quyết liệt bảo vệ giữ vững huyết mạch giao thông; tham gia các trận địa pháo phòng không Lam Hạ, Phù Vân, Thanh Hải, Tự vệ Cơ khí 63… bắn rơi 17 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ an toàn các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế của tỉnh, các tuyến huyết mạch giao thông quốc gia; góp phần cùng quân dân miền Bắc làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Paris, tạo ra cục diện mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cùng với chiến đấu bảo vệ quê hương, LLVT Hà Nam còn làm nòng cốt trong các phong trào: “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “mỗi người làm việc bằng hai”, “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”… cùng quân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần quan trọng làm nên “Đại thắng mùa xuân 1975”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Tổ quốc thống nhất, LLVT Hà Nam tiếp tục hăng hái tham gia xây dựng, phát triển kinh tế ở khắp mọi miền đất nước; tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc.

Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và tham gia xây dựng đất nước, hơn mười bảy nghìn người con quê hương Hà Nam đã anh dũng hy sinh, hàng chục nghìn người để lại một phần xương máu trên các chiến trường. Sự chiến đấu anh dũng cùng những mất mát, hy sinh trong các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã hun đúc, tạo động lực cho lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT Hà Nam hôm nay tiếp tục noi gương cha ông, sẵn sàng bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, LLVT Hà Nam tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, khắc phục khó khăn, chủ động sáng tạo và luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Quán triệt quan điểm của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP) trong giai đoạn mới, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ QP-QSĐP, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh (QP-AN), xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc. Cùng với đó, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực quản lý nhà nước về quốc phòng của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh. Tích cực, chủ động, xung kích đi đầu trong tham gia phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống đại dịch Covid-19; thực hiện chính sách hậu phương quân đội, đền ơn đáp nghĩa, “uống nước nhớ nguồn”, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phối hợp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân đánh giá cao.

Cùng với sự phát triển của quê hương, LLVT Hà Nam ngày càng được quan tâm chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức và cán bộ, nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu, thể hiện rõ vai trò lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị LLVT trong tỉnh luôn quan tâm kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; lãnh đạo, thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, phổ biến giáo dục pháp luật, quản lý, rèn luyện kỷ luật gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng Đảng; các phong trào thi đua và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới, được cán bộ, chiến sĩ các đơn vị LLVT trong tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ LLVT có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, LLVT Hà Nam đã lập nên bao chiến công sáng ngời, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc, của quê hương. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Nhân dân và LLVT Hà Nam cùng với 55 tập thể, 41 cá nhân được tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh hùng LLVT nhân dân”; hàng nghìn tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương; 1.319 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”… Trong thời kỳ đổi mới, LLVT Hà Nam được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba năm (2005), Huân chương Quân công hạng Ba (năm 2006), Huân chương Quân công hạng Nhì (năm 2012); năm 2020, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và LLVT tỉnh Hà Nam được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân từ năm 2009 đến năm 2019; năm 2022, Bộ CHQS tỉnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; nhiều năm liền được Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và UBND tỉnh tặng Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc.

Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đứng trước yêu cầu phát triển của thời kỳ mới, cấp ủy, chính quyền, LLVT và nhân dân Hà Nam cần nhận thức sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Tiếp tục đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, thi đua học tập, rèn luyện, phấn đấu, xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy, trung thành của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Hà Nam luôn vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, ngày càng đổi mới và phát triển nhanh, bền vững, sớm trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Lê Thị Thủy

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,

Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh

ĐÓNG GÓP, THÀNH TÍCH, PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA QUÂN VÀ DÂN HÀ NAM
* Những đóng góp to lớn:
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hà Nam đã động viên hơn 70 nghìn thanh niên vào bộ đội, hàng chục nghìn người tham gia dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong; huy động 85 nghìn tấn lương thực, trên 10 nghìn tấn thực phẩm cho tiền tuyến;
Trên 17 nghìn người con ưu tú của Hà Nam đã anh dũng hy sinh; trên 15 nghìn thương binh, bệnh binh đã đóng góp một phần xương máu trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;
Thời kỳ 1975 - 2022, Hà Nam có 28.450 thanh niên lên đường làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
* Những thành tích vẻ vang:
- Trong kháng chiến chống Pháp, quân dân Hà Nam đã chiến đấu hơn 10 nghìn trận; tiêu diệt, làm bị thương 40 nghìn tên địch, phá hủy 400 xe quân sự, bắn rơi 2 máy bay, bắn chìm 5 tàu chiến, ca nô, thu hồi nhiều quân trang, quân dụng...
- Trong kháng chiến chống Mỹ, quân dân Hà Nam đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi 19 máy bay, bảo vệ an toàn các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế của tỉnh và tuyến giao thông huyết mạch quốc gia.
* Những phần thưởng cao quý:
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: Nhân dân và LLVT tỉnh, 55 tập thể, 41 cá nhân đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh hùng LLVT nhân dân”; 1.319 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Mẹ Việt Nam Anh hùng”; hàng nghìn tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương.
Từ khi tái thành lập đến nay, LLVT Hà Nam liên tục được Bộ Tư lệnh Quân khu 3, UBND tỉnh khen thưởng; hàng trăm tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng trong phong trào thi đua Quyết thắng và thực hiện nhiệm vụ đột xuất.
Với những thành tích xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, LLVT Hà Nam được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba (2005), Huân chương Quân công hạng Ba (2006), Huân chương Quân công hạng Nhì (2012); năm 2020, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và LLVT Hà Nam được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân (từ năm 2009 đến năm 2019); năm 2022, Bộ CHQS tỉnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; nhiều năm liền được Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3, UBND tỉnh tặng Bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc.

.

Nguồn Hà Nam: https://baohanam.com.vn/quoc-phong/phat-huy-truyen-thong-anh-hung-luc-luong-vu-trang-tinhaxung-dang-la-luc-luong-chinh-tri-tin-cay-cua-cap-uy-chinh-quyen-nhan-dan-dia-phuong-60003.html