Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói về mô hình tổ chức ứng phó với thiên tai
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, và cơ quan thường trực là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước hết là liên quan đến việc ứng phó với thiên tai, ngày 6/11 tôi đã trả lời một số đại biểu Quốc hội và sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước về các vấn đề liên quan đến phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và đối với sự quan tâm của đại biểu Nguyễn Văn Chiến, Hà Sỹ Đồng ngày hôm nay và một số đại biểu khác, tôi xin phát biểu thêm như sau:
Trước hết, về cơ quan phòng, chống thiên tai chuyên trách, trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng nghiêm trọng, thực hiện quy định của Luật Phòng, chống thiên tai, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trước đây do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp làm Trưởng ban nhưng bây giờ Thủ tướng đã giao cho một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban và cơ quan thường trực là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng thời Thủ tướng cũng thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn cũng do Phó Thủ tưởng là Trưởng ban và Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực và đây là hai cơ quan rất quan trọng phối hợp liên ngành vừa có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp nhưng đồng thời thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo các ngành, các địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai.
Ở địa phương thì có Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp làm Trưởng ban. Về việc có cần một Đạo luật giao cho một Bộ chuyên trách về tình trạng khẩn cấp để chịu trách nhiệm về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì đây là ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Chiến mà tôi xin báo cáo thêm.
Báo cáo với Quốc hội, theo thống kê của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hiệp quốc, hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình khác nhau về phòng, chống thiên tai.
Hiện nay có khoảng 10 nước thành lập Bộ tình trạng khẩn cấp như Nga, Trung Quốc, Ukraina, Belarut… Các Bộ này ngoài việc ứng phó thiên tai, thảm họa còn có trách nhiệm xử lý khủng hoảng về an ninh, phòng, chống dịch bệnh trên quy mô lớn.
Một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Hoa Kỳ, Canada và nhiều luật khác thì thành lập các cơ quan phòng, chống thiên tai quốc gia mà nhiều nước cũng tương tự như mô hình của Việt Nam.
Và câu hỏi về việc có cần một Đạo luật giao cho một Bộ chuyên trách về tình trạng khẩn cấp để chịu trách nhiệm về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh mà đại biểu đã hỏi. Báo cáo đại biểu, Chính phủ sẽ tiếp tục tổng kết thực tiễn trong quá trình chỉ đạo chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn và các kinh nghiệm quốc tế để nghiên cứu những mô hình phù hợp nhất cũng như những giải pháp để huy động sức dân trong việc phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ nhau trong quá trình chịu thiệt hại cho thiên tai để báo cáo Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về lực lượng ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn thì ý kiến của đại biểu Hà Sỹ Đồng, Quảng Trị báo cáo với đại biểu là tùy tình huống sự cố, thiên tai cụ thể, Ủy ban Quốc gia, Ban Chỉ huy ứng phó sự cố phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng tham gia công tác ứng phó phù hợp.
Trong đó, lực lượng quân đội và công an vẫn là lực lượng nòng cốt trong quá trình ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và bên cạnh đó còn có lực lượng của Bộ Giao thông, các Bộ, các cơ quan liên quan, đặc biệt là lực lượng tại chỗ tại địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện 4 tại chỗ.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn còn những hạn chế như đại biểu và cử tri quan tâm.
Nguyên nhân do tính chuyên nghiệp của các lực lượng ứng phó thiên tai, cứu hộ của chúng ta còn hạn chế, phương tiện, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố thiên tai vừa thiếu lại chưa hiện đại, chưa đáp ứng được tình hình cụ thể, chúng ta thấy rất rõ là cả phòng cháy, chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn ngoài biển… tất cả những vấn đề đó chúng ta còn đang thiếu.
Nhiệm vụ tới cần tập trung nghiên cứu, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, xem bổ sung những gì còn bất hợp lý, yêu cầu phải có lực lượng phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố, tình khiếu nại chuyên nghiệp và có trang thiết bị hiện đại để ứng phó có hiệu quả với mọi loại hình thiên tai, sự cố xảy ra.
Do đó, thời gian tới cần tập trung củng cố lực lượng phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp, trong đó phải hoàn thành việc xây dựng lực lượng xung kích ở cơ sở có tính chuyên nghiệp theo Nghị quyết 76 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
Báo cáo các vị đại biểu, đây là vấn đề rất quan trọng. Tất cả chúng ta thành công vừa rồi thì lực lượng tại chỗ là có vai trò, có những nơi là quyết định, chúng ta thấy rất rõ như vậy.
Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và đặc điểm thiên tai của từng vùng, từng địa phương về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn triển khai kịp thời, có hiệu quả hơn như bổ sung thêm máy bay trực thăng chuyên dùng, thay vì hiện nay chúng ta kiểm nghiệm bổ sung các tàu cứu hộ, cứu nạn, nhất là các tàu cứu hộ, cứu nạn xa bờ, tàu lớn chịu được sóng to, gió lớn.