Phục dựng lễ Mừng lúa mới tại xã Tơ Tung

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội du lịch huyện Kbang lần II năm 2019, đồng bào dân tộc Bahnar tại làng Sitơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc mình.

Lễ hội mừng lúa mới là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc, mang đậm truyền thống của người Bahnar ở các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai. Với ý nghĩa tạ ơn thần linh Yàng Sri (thần lúa) đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới được mạnh khỏe, ấm no, lễ mừng lúa mới là dịp để dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui được mùa.

Lễ hội mừng lúa mới được tổ chức theo phong tục truyền thống của đồng Bahnar.

Lễ hội mừng lúa mới được tổ chức theo phong tục truyền thống của đồng Bahnar.

Lễ vật mừng lúa mới gồm 1 con gà, cây đựng cốm (voch), ghè rượu và 1 mẹt cốm…

Lễ vật mừng lúa mới gồm 1 con gà, cây đựng cốm (voch), ghè rượu và 1 mẹt cốm…

Thiếu nữ Bahnar giã gạo để làm cốm cho lễ cúng lúa mới. Giã, sàng gạo, nét văn hóa của người dân tộc Bahnar

Thiếu nữ Bahnar giã gạo để làm cốm cho lễ cúng lúa mới. Giã, sàng gạo, nét văn hóa của người dân tộc Bahnar

Ông Đinh Hyong- Già làng Sitơr, người thực hiện nghi lễ cúng lúa mới cùng với những người lớn tuổi có uy tín trong làng.

Ông Đinh Hyong- Già làng Sitơr, người thực hiện nghi lễ cúng lúa mới cùng với những người lớn tuổi có uy tín trong làng.

Các già làng và người có uy tín thực hiện nghi lễ cúng lúa mới

Các già làng và người có uy tín thực hiện nghi lễ cúng lúa mới

Ông Đinh Hyong vừa khấn, vừa lấy gạo trong tô vãi ra chiếu cúng để mời thần Núi, thần Sông, thần Gỗ, thần Đá ... cùng về dự lễ.

Ông Đinh Hyong vừa khấn, vừa lấy gạo trong tô vãi ra chiếu cúng để mời thần Núi, thần Sông, thần Gỗ, thần Đá ... cùng về dự lễ.

Sau khi cúng xong, Ông Đinh Hyong sẽ lấy cốm để mời mọi người trong làng ăn và uống rượu.

Sau khi cúng xong, Ông Đinh Hyong sẽ lấy cốm để mời mọi người trong làng ăn và uống rượu.

Lễ mừng lúa mới là dịp để dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui và cầu mong vụ mùa tới mưa thuận, gió hòa, nhà nhà no đủ.

Lễ mừng lúa mới là dịp để dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui và cầu mong vụ mùa tới mưa thuận, gió hòa, nhà nhà no đủ.

Người nộm luôn gắn liền trong lễ mừng lúa mới nhằm xua đuổi chim thú không phá hoại mùa màng

Người nộm luôn gắn liền trong lễ mừng lúa mới nhằm xua đuổi chim thú không phá hoại mùa màng

Thiếu nhi Banar rạng ngời trong Lễ hội mừng lúa mới

Thiếu nhi Banar rạng ngời trong Lễ hội mừng lúa mới

Múa xoan và đánh cồng chiêng là một hoạt động được biểu diễn sau Lễ cúng lúa mới để dân làng cùng vui chơi, nhảy múa.

Múa xoan và đánh cồng chiêng là một hoạt động được biểu diễn sau Lễ cúng lúa mới để dân làng cùng vui chơi, nhảy múa.

Ông Đinh Đình Chi-Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kbang cho biết: “Lễ hội mừng lúa mới là một trong những hoạt động văn hóa truyền thống quan trọng bậc nhất của người Bahnar. Thông qua lễ hội lần này, chúng tôi muốn chuyển tới thông điệp chung tay bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa, đồng thời giới thiệu nét độc đáo của dân tộc mình đến với du khách.

Đức Thụy

Nguồn Gia Lai: http://baogialai.com.vn/channel/742/201907/phuc-dung-le-mung-lua-moi-tai-xa-to-tung-5643604/